Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dân cư châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
- Châu Âu là khu vực nhập cư lớn. Năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.
- Việc di cư dân số trong nội bộ châu Âu ngày càng tăng => ảnh hưởng đến dân số của quốc gia.
Đặc điểm cơ cấu dân cư:
- Số dân năm 2019: 747,1 triệu người, đứng thứ tư trên thế giới
- Châu Âu có cơ cấu dân số già
- Châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam
Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu:
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già.
+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm. Năm 2019, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm 16,1% (giảm 4,4% so với năm 1990).
+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng. Năm 2019, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm 18,6% (tăng 6,0% so với năm 1990).
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Tỉ số giới nữ nhiều hơn nam giới. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.
- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn (cao): Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân, số năm đến trường cao.
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm:
+ Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri,…
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Lúc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Đô thị hóa đang mở rộng:
+ Điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn.
+ Dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
=> Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
- Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 khu vực):
Địa hình đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp,...
+ Đặc điểm địa hình khác nhau do nguồn gốc hình thành khác nhau.
Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng...). Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m.
- Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu:
Các đồng bằng chính:
+ Đồng bằng Bắc Âu.
+ Đồng bằng Đông Âu.
+ Các đồng bằng trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp.
Các dãy núi chính:
+ D. Xcan-đi-na-vi.
+ D. U-ran.
+ D. An-pơ.
+ D. Các-pát.
+ D. Ban-căng.
- Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 360B đến 710B.
- Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu: là châu lục ở phía tây của lục địa Á-Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu bắc. Có ba mặt giáp biển và đại dương.
- Đặc điểm khí hậu châu Á:
+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.
+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.
+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa
- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).
- Đặc điểm sông, hồ châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).
+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.
- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.
+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.
Thiên nhiên châu Âu phân hóa thành ba đới rõ rệt:
- Đới lạnh:
+ Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở Bắc Âu.
+ Do nằm ở vùng vĩ độ cao nên khí hậu lạnh và ẩm quanh năm.
+ Thực vật chủ yếu có rêu và địa y.
+ Động vật rất nghèo về thành phần loài, thường gặp nhất là chuột Lem – mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,...
- Đới ôn hòa:
+ Bao gồm phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu.
+ Ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.
+ Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc.
+ Động vật: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,..
- Đới nóng:
+ Phân bố ở khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
+ Thực vật phổ biến là kiểu rừng thưa và cây bụi cứng như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng,..
+ Động vật chủ yếu là các loài bò sát như: thằn lằn, tắc kè, rùa, chim…
Đặc điểm di cư ở châu Âu:
- Từ giữa thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới.
- Năm 2019, có 82 triệu người từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ,…nhập cư vào châu Âu.
- Nhập cư đã bổ sung cho châu Âu một lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi và sự ổn định của các quốc gia.