Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Quá trình đô thị hóa chịu tác động của những nhân tố:
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển kinh tế;
+ Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị;
+ Lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị
- Nhân tố tự nhiên.
* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ;
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...
+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị,...
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó gây quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.
+ Đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:
* Đối với kinh tế - xã hội
- Tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…
- Tiêu cực:
Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:
+ Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.
+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.
* Đối với môi trường
- Tích cực:
+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.
+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.
- Tiêu cực:
+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…
+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…
Tích Cực:
- Phát triển kinh tế: Đô thị hóa thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế. Các thành phố trở thành trung tâm kinh tế, thu hút đầu tư, doanh nhân, và công ty. Điều này tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.
- Cơ hội giáo dục và nghiên cứu: Đô thị hóa thường tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu, và cơ sở giáo dục cao cấp, cung cấp cơ hội học tập và nghiên cứu cho người dân và thu hút những tài năng trẻ.
- Tiện ích và dịch vụ: Các đô thị phát triển thường có hệ thống tiện ích và dịch vụ tốt hơn, bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục, giao thông, và công cộng. Điều này tạo điều kiện sống tốt hơn cho cư dân.
Tiêu Cực:
- Ô nhiễm môi trường: Sự tăng cường hoạt động công nghiệp và giao thông trong đô thị thường dẫn đến ô nhiễm không khí, nước, và đất đai. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của người dân và tác động đến môi trường tự nhiên.
- Căng thẳng giao thông: Đô thị hóa thường đi kèm với tăng cường giao thông và kẹt xe. Điều này có thể gây ra mất thời gian và cảm giác căng thẳng cho người dân.
- Sự cô lập xã hội: Một số người có thể cảm thấy cô lập trong các đô thị lớn vì sự tách biệt và xa cách trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về sức khỏe tâm thần và xã hội.
- Bất đẳng xã hội: Đô thị hóa có thể tạo ra sự bất đẳng xã hội, khi người giàu và người nghèo sống ở các khu vực khác nhau với cơ hội và tiện ích khác nhau.
Vấn đề tích cực: Tăng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang dịch vụ - công nghiệp, tăng tổng thu nhập tỉnh/thành, nâng cao chất lượng đời sống bà con địa phương.
Vấn đề tiêu cực: Bùng nổ dân số, lạm phát, quá tải về các vấn đề giao thông - văn hoá - giáo dục - y tế, các vấn đề về phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.
1. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
– Đô thị đầu tiên của VN là thành Cổ Loa, sau này xuất hiện Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. Những năm 30 của thế kỉ XX mới có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
– Sau CM T8 – 1954 đô thị phát triển chậm, ít thay đổi
– 1954 – 1975: đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng
+ Miền B: đô thị hóa gắn liền với CNH
+ Miền N: đô thị hóa chủ yếu phục vụ chiến tranh
– Từ 1975 – Nay: đô thị hóa chuyển biến tích cực, gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên mức độ còn thấp so với các nước trên thế giới
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
Tỉ lệ dân thành thị có tăng, nhưng chậm và còn thấp so với các nước trong khu vực: 1990: 12,9% đến 2005 được 26,9%
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Số lượng đô thị lớn nhất là Trung du miền núi phía B, sau là ĐB sông Hồng, sông Cửu Long. Ít nhất là Tây Nguyên, ĐNB và BTB
– Số dân TT lớn nhất là ĐNB, sau là ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT – XH nước ta
– Mặt tích cực:
+ Đô thị hóa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu KT
+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta, đặc biệt là CN và DV
+ Đô thị còn là thị trường tiêu thụ lớn, tập trung đông lực lượng lao động có trình độ, có sức hút đầu tư
+ Đô thị có khả năng tạo việc làm
– Mặt tiêu cực: ô nhiễm MT, an ninh trật tự xã hội phức tạp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng:
- Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế ngày càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích lũy tiền tệ của mọi chủ thể trong xã hội.
- Khoa học – công nghệ, mức thu nhập của dân cư,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tài chính ngân hàng.
- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành.
Khi vị trí tâm chấn của sóng thần càng gần với đất liền, chu kì sóng sẽ càng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc, sức tàn phá của các đợt sóng thần sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét, càn quét tất cả mọi thứ nơi chúng đi qua. Gây ra những thiệt hại không thể lường trước được.
Ảnh hưởng của sóng thần có thể kéo dài hàng ngàn km kể từ tâm chấn.
Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi sóng thần là vùng ven biển có chiều cao thấp hơn 15m so với mực nước biển. Ngoài ra, những vùng vịnh có cửa biển hẹp sẽ chịu tác động lớn hơn do sức mạnh của sóng thần được khuếch đại hơn.
Sức mạnh hủy diệt của sóng thần còn được tạo ra bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng xô nhau liên tiếp tràn vào đất liền. Hiệu ứng cộng hưởng này làm gia tăng sức mạnh và sự tàn phá của sóng thần lên gấp nhiều lần.
Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trận sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp. Trong số đó phải kể đến trận sóng thần xảy ra tại đảo Sumatra thuộc Indonexia ngày 26-12-2004. Một trận động đất mạnh 9,1 độ richter là nguyên nhân gây ra trận sóng thần này, nó đã gây ra một trận sóng thần kinh hoàng càn quét bờ biến các nước Indonexia, Thái Lan, Malaysia và kéo dài sang tận châu Phi. Nó đã cướp đi mạng sống của 283.000 người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.
a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội