K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi

- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.

- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.

- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Cảm nghĩ: việc đào hầm và chống càn quét ở Địa đạo Củ Chi đã cho thấy: lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm; đồng thời thể hiện lối đánh giặc rất mưu trí, đầy sáng tạo của quân dân Củ Chi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

29 tháng 4

Mục đích đào hệ thống hầm ngầm trong địa đạo Củ Chi 

Giúp mình nhanh lên đi  đang gấp lắm

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đào hầm Địa đạo Củ Chi: Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hâm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguy trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm. Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chỉ đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiêu thẳng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

26 tháng 11 2023

Lựa chọn nhiệm vụ 2:

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương

+ Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên;

+ Sự tích Bánh chưng, bánh giầy;

+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh;

+ Sự tích Quả dưa hấu;

+ Truyền thuyết Thánh Gióng;

+ Truyền thuyết Chủ Đồng Tử - Tiên Dung,…

- Yêu cầu số 2: Kể lại sự tích bánh chưng, bánh giầy

(*) Tham khảo:

- Hùng Vương đời thứ sáu có hai mươi người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.

- Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.

- Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Kể lại câu chuyện:
+ Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để đem quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
+ Sáng ngày 25/4/1882, người Pháp đưa tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng và ngay sau đó đã tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu lên mặt thành đốc quân chiến đấu quyết liệt.
+ Mặc dù Hoàng Diệu và quân đội triều đình quyết tâm bảo vệ, nhưng trước sức tấn công của quân Pháp thành Hà Nội thất thủ. Để giữ trọn khí tiết, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.

9 tháng 8 2023

Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm  (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kể lại câu chuyện về Trương Định:

+ Trương Định quê ở xã Tịnh Khê (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

+ Ngay khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quan quân triều đình anh dũng chống giặc. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã thu hút đông đảo nhân dân và quan quân triều đình có tinh thần chống Pháp tham gia.

+ Năm 1862, Trương Định đã khước từ chức Lãnh binh tại An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp. Nhân dân đã suy tôn ông là “Bình Tây Đại Nguyên soái".

+ Trong một trận chiến đấu, khi bị thương nặng ông đã tự sát để bảo toàn khí tiết.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con: Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế”.
- Câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng: Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất và trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chảy Vôi. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).

Tham khảo

- Câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con: Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế”.

- Câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng: Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất và trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chảy Vôi. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị

+ Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.

Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị

-Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.