3. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là
(0.5 Điểm)
A. dân số tăng quá nhanh.
B. kinh tế phát triển chậm.
C. đời sống nhân dân thấp kém.
D. khai thác tài nguyên không hợp lí.
4.Năm 2010, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có số dân là 1.011971 người, trong khi diện tích là 1989,5 km2. Vậy mật độ dân số của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010 là:
(0.5 Điểm)
A. 505 người/ km2
B.509 người/ km2
C. 510 người/ km2
D. 515 người/ km2
5.Hoang mạc ôn đới khác hoang mạc đới nóng ở điểm nào? ( Chọn nhiều đâp án đúng)
(0.5 Điểm)
A. Nhiệt độ trung bình thấp hơn
B. Nhiệt độ và lượng mưa đều thấp
C. Lượng mưa cả năm cao hơn
D. Nhiệt độ trung bình cao hơn
6. Tên các thảm thực vật từ vĩ tuyến 5 độ về chí tuyến của môi trường nhiệt đới là
(0.5 Điểm)
A.hoang mạc- bán hoang mạc- rừng thưa- xavan
B.Rừng thưa- xavan- bán hoang mạc- hoang mạc.
C.Xavan- bán hoang mạc- hoang mạc- rừng thưa.
D.Rừng thưa- hoang mạc- bán hoang mạc- xavan.
7.Tháp tuổi cho chúng ta biết
(0.5 Điểm)
A. trình độ văn hóa của dân số
B. nghề nghiệp đang làm của dân số
C. sự gia tăng cơ giới của dân số
D. thành phần nam nữ của dân số
8. Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa?
(0.5 Điểm)
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường địa trung hải.
C. Môi trường ôn đới lục địa.
D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
9. Chọn đáp án và điền vào chỗ chấm(.....). Môi trường nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật đa dạng, gồm................;...............( Chọn nhiều đâp án đúng)
(0.5 Điểm)
A. Rừng lá kim, thảo nguyên
B. đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng cây rụng lá vào mùa khô.
C. rừng rậm xanh quanh năm.
D. rừng ngập mặn.
10. “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?
(0.5 Điểm)
A. Môi trường xích đạo ẩm
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
C. Môi trường nhiệt đới
D. Môi trường ôn đới
11.Những nơi nào sau đây trên Trái Đất thường có mật độ dân số thấp
(0.5 Điểm)
A. miền núi, vùng cực, hoang mạc và bán hoang mạc
B. có giao thông phát triển
C. các đồng bằng, đô thị
D. các vùng đi lại khó khăn
12. Đô thị hóa tự phát ở đới nóng không có tác động nào sau đây?
(0.5 Điểm)
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. Phân bố dân cư hợp lí hơn.
D. Xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
13.Phần lớn hoang mạc trên thế giới thường phân bố tập trung ở:
(0.5 Điểm)
A. Dọc hai đường chí tuyến
B. Ven xích đạo
C. gần hai cực bắc và nam
D. Rìa các lục địa
14. Điền vào chỗ chấm sao cho đúng với: Hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa là: Mưa a-xít, ................................;............................. gây các bệnh về mắt , da.....( Chọn nhiều đâp án đúng)
(0.5 Điểm)
A. Tăng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên
B. làm thủng tầng ô dôn, gây mưa axit, cây cối phát triển
C. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều
D. làm thủng tầng ô dôn,...
15. Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến:
(0.5 Điểm)
A. từ 5 độ B đến 5 độ N
B. từ 23 độ 27'N đến 66 độ 33'N
C. từ 23 độ 27'B đến 66 độ33'B
D. từ 23 độ 27'B đến 66 độ 33'N
16. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:
(0.5 Điểm)
A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.
B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.
D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.
17. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa là ( Chọn nhiều đâp án đúng)
(0.5 Điểm)
A. Chất thải của đô thị , váng dầu ven biển
B. Khói bụi từ các phương tiện giao thông
C. Hóa chất từ các nhà máy, phân hóa học
D. Khói bụi từ các nhà máy
18.Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là
(0.5 Điểm)
A. Bắc Phi, Nam Phi
B. Trung Phi, Nam Phi
C. Đông Á, Nam Á
D. Nam Á, Đông Nam Á
19. Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh nơi em sinh sống và học tập.( Chọn nhiều đâp án đúng)
(0.5 Điểm)
A.Chỉ nhặt rác khi mình thải ra
B.Tuyên truyền mọi người không xả rác, giữ vệ sinh môi trường
C.Việc thu gom rác là trách nhiệm của công nhân vệ sinh môi trường.
D.Thu dọn rác, không xả rác bừa bãi...
20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?
(0.5 Điểm)
A.Càng xa xích đạo, thực vật càng thưa
B. Càng xa xích đạo, lượng mưa càng tăng.
C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng lớn.
D.Trong năm hai lần nhiệt độ tăng cao vào lúc MT đi qua thiên đỉnh.
21. Tính chất đặc trưng của môi trường Địa trung hải là.
(0.5 Điểm)
A. Mùa đông lạnh và khô
B. Mùa hạ nóng, khô; mưa vào mùa thu đông
C. Mưa nhiều quanh năm
D. Mưa nhiều vào mùa hạ
22. Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
(0.5 Điểm)
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C.
B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.
C. Thời tiết diễn biến thất thường.
D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.
Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi truờng:
- Nhằm đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh. Lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. Làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Đất trồng được tận dụng để sản xuất nông phẩm nhưng lại không được chăm bón đầy đủ nên ngày càng bạc màu. Việc tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới,... đang làm thu hẹp diện tích đất trồng.
- Bùng nổ dân số cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường của đới nóng. Điều kiện sống thấp ở vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ờ thành phố là những tác nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước sạch. Việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho số dân đông cũng làm môi trường bị tàn phá.
- Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Chúc bạn học tốt!
Tác động tiêu cực :
Già hóa dân số làm giảm số người lao động tham gia làm ra của cải vật chất và phục vụ xã hội.
- Bùng nổ dân số thường xảy ra ở các nước đang phát triển, dẫn đến dân số tăng nhanh, tỉ lệ người trẻ tuổi tăng đòi hỏi phải phát triển y tế, giáo dục, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hạn chế nên không đáp ứng được. Người lao động không được đào tạo nên ít lao động có chất lượng để phát triển kinh tế.