Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tranh 1: Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực, Mai hồi hộp nhìn cô, thấy cô không nói gì, em buồn lắm.
Tranh 2 : Lan trở về chỗ rồi bỗng gục đầu òa khóc. Cô giáo rất ngạc nhiên hỏi:
- Em bị làm sao thế?
- Hôm qua anh trai em mượn bút mực nhưng quên không cho vào cặp cho em.
Tranh 3: Mai loay hoay mãi với cái hộp bút. Cuối cùng, em lấy chiếc bút máy của mình cho bạn mượn.
Tranh 4: Cô giáo khen tấm lòng tốt, biết giúp đỡ bạn bè của Mai và cho em mượn chiếc bút của cô.
- Tranh 1: Chàng trai cứu con rắn, không ngờ đó là con của Long Vương. Để trả ơn chàng, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý.
- Tranh 2: Người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc quý bèn đánh tráo khiến chàng rất buồn.
- Tranh 3: Mèo tới nhà thợ kim hoàn bắt chuột phải đi tìm ngọc. Cuối cùng chuột cũng tìm được.
- Tranh 4: Khi viên ngọc bị cá đớp mất, Chó nghĩ ra cách chờ người đánh được con cá lớn, Mèo nhảy tới ngoạm ngọc, chạy biến.
- Tranh 5: Mèo đội ngọc lên đầu nên bị quạ sà xuống cướp mất. Nó nghĩ ra cách nằm phơi bụng giả chết. Qụa sà xuống định rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy lên vồ khiến quạ phải van xin và trả lại ngọc.
- Tranh 6: Chàng trai vui mừng khi thấy viên ngọc và càng yêu quý hơn hai con vật thông minh và tình nghĩa.
- Tranh 1 : Bé và Cún thường hay nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
- Tranh 2 : Vì mải chạy theo Cún mà Bé bị vấp phải khúc gỗ khiến mắt cá chân sưng to. Thấy vậy, Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.
- Tranh 3 : Bé phải nằm bất động trên giường. Bạn bè thay nhau tới thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé. Nhưng bạn vẫn buồn vì lâu rồi chưa được gặp Cún.
- Tranh 4 : Bác hàng xóm đưa Cún sang chơi. Cún mang giúp bé tờ báo, bút chì hay búp bê, ... Bé và Cún lại càng thân thiết
- Tranh 5 : Chân của Bé khỏi rất nhanh. Bác sĩ hài lòng và hiểu rằng chính Cún đã giúp cho Bé mau lành.
- Tranh 1 : Trông thấy Ngựa đang gặm cỏ, Sói ta thèm thuồng đến rỏ dãi.
- Tranh 2 : Sói cải trang thành bác sĩ với cặp kính đeo mắt, đầu đội mũ chữ thập, khoác áo choàng trắng, đeo ống nghe và tiến đến gần Ngựa.
- Tranh 3 : Sói mon men tiếng lại gần Ngựa và dụ dỗ. Ngựa nhón nhón chân vờ cho Sói khám bệnh.
- Tranh 4 : Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- Tranh 1 : Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn : “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.
- Tranh 2 : Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.
- Tranh 3 : Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa thì hai anh em vẫn chấp nhận.
- Tranh 4 : Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
- Tranh 1: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Tranh 2 : Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.
- Tranh 3 : Tộ đã biết mình chưa ngoan nên không dám nhận kẹo của Bác. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.
- Tranh 1: Ngày xưa, có hai anh em lúc nhỏ sống rất hòa thuận, nhưng khi đã có gia đình riêng, ngày nào họ cũng cãi vã khiến người cha rất buồn phiền.
- Tranh 2: Một hôm, người cha gọi các con đến và đố xem ai là người bẻ được bó đũa, ông sẽ thưởng cho một túi tiền.
- Tranh 3: Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Mặc dù cố hết sức mà họ chẳng thể nào bẻ gãy được.
- Tranh 4: Người cha bèn tháo bó đũa ra và bẻ từng cái rất dễ dàng.
- Tranh 5: Người cha khuyên các con phải biết đoàn kết lại với nhau, như vậy mới vững mạnh. Cả bốn người con cùng hiểu ra câu nói của cha : Thưa cha, chúng con sẽ vâng lời cha dặn !
Tranh 1: Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, mới chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. Hay khi viết chữ, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc.
Tranh 2: Một hôm, cậu nhìn thấy một bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường. Thấy kì lạ, cậu bé hỏi bà. Bà lão nói sẽ mài sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé vô cùng ngạc nhiên :
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Tranh 3: Bà cụ giảng giải :
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
Tranh 4: Nghe lời bà cụ, cậu bé quay về nhà học bài.
- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.
- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.
- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.
- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.
- Tranh 1 : Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, chúng mình đi xem đi”.
- Tranh 2 : Hết giờ ra chơi, hai bạn tới bên bức tường. Nam đẩy Minh ra ngoài trước, đến lượt Nam lách ra thì bác bảo vệ tới, nắm chặt hai chân em. Em vùng vẫy vì sợ quá, bác bảo vệ lại càng nắm chặt hơn. Vậy là cậu ấy khóc toáng lên.
- Tranh 3 : Cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay không làm đau Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.
- Tranh 4 : Nam bật khóc vì đau và xấu hổ. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh vào:
- Từ nay các em còn trốn học đi chơi nữa không?
Hai bạn đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô vui lòng, bảo hai bạn về chỗ và tiếp tục giảng bài.