K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

− Đường bờ biển dài, vùng biển rộng.

− Có nhiều bãi biển (125 bãi biển); trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.

− Nhiều vũng, vịnh và cảnh quan hấp dẫn (vịnh Hạ Long, Mỹ Khê, Nha Trang…).

− Khí hậu thuận lợi, nhất là ở vùng biển phía nam.

− Các thuận lợi khác (đảo, quần đảo, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển…)

8 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Điều kiện thuận lợi cho khai thác thuỷ sản

- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú: Có hơn 2000 loài cá, hon 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khấu cao; nhiều loài rong biển, nhuyễn thể... Ngoài ra, còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...

- Có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

b) Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị kinh tế.

- Ven bờ có nhiều đảo, vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

7 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Tiềm năng về thuỷ điện rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

- Tài nguyên sức gió, thuỷ triều... giàu có.

b) Khó khăn

- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng đến khai thác thuỷ điện.

- Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu khí) ngày càng bị cạn kiệt; một số nguồn năng lượng đòi hỏi chi phí và kĩ thuật cao trong khai thác...

18 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

6 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

− Thuận lợi

+ Đất: diện tích rộng, màu mỡm khoảng 70% là đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Tài nguyên nước phong phú:

·       Nước trên mặt ở hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

·       Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt.

·       Nước khoáng, nước nóng ở một số nơi (Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình…).

+ Đường bờ biển dài hơn 400km, thuận lợi cho làm muối, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông biển và du lịch.

+ Khoáng sản: đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình) và sét cao lanh (Hải Dương)< ngoài ra còn có than nâu, khí tự nhiên.

− Khó khăn

+ Chịu nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán…).

+ Một số tài nguyên bị suy thoái (đất, nước mặt…) do khai thác quá mức.

+ Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

9 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.

- Địa hình

+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.

+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.

- Biển

+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.

b) Khó khăn

- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).

- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...

12 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

− Đất badan

+ Diện tích rộng, tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.

− Khí hậu

+ Cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.

+ Có một mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Sự phân hóa theo độ cao tạo thuận lợi cho việc phát triển cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới…

− Tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng lớn, trong rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…).

− Tài nguyên khoáng sản: Bôxit có trữ lượng lớn.

− Tiềm năng thủy điện: Trữ năng thủy điện đứng thứ hai trong cả nước, tập trung chủ yếu trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

b) Khó khăn

− Thiếu nước về mùa khô, xói mòn đất về mùa mưa.

− Tài nguyên rừng bị suy giảm…

28 tháng 8 2017

HƯỚNG DẪN

- Than:

+ Than đá: trữ lượng lớn, phân bố nhiều nơi; đặc biệt than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 700 - 800 calo/kg.

+ Than nâu: Đồng bằng sông Hồng.

+ Than bùn: Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung ở U Minh).

- Dầu khí: tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam, trữ lượng lớn (các bể lớn về dầu và khí); bể khí sông Hồng ở Thái Bình.

- Trữ năng thuỷ điện: Rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và Đồng Nai.

- Tài nguyên năng lượng tái tạo: dồi dào, phong phú (năng lượng mặt trời, sức gió, thuỷ triều...).

5 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm

− Thuận lợi

+ Đất badan có diện tích lớn, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

+ Khí hậu cận Xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

+ Phân hóa theo độ cao.

− Khó khăn

+ Mùa khô thiếu nước.

+ Màu mưa đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.

b) Đối với việc khai thác lâm sản

− Rừng: Độ che phủ tương đối lớn.

− Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều động vật.