Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tây Nguyên có thể phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn,...), công nghiệp (khai thác quặng bô xít; thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm ,sản,...) dịch vụ (xuất khẩu nông, lâm sản, du lịch,..).
Tây Nguyên có thể phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn,...), công nghiệp (khai thác quặng bô xít; thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm ,sản,...) dịch vụ (xuất khẩu nông, lâm sản, du lịch,..).
Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển:
- Cát Bà : nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển
- Côn Đảo: nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển
- Phú Quốc: nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển
Dựa vào bảng 40.1 ở SGK, các đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tống hợp các ngành kinh tế biển (ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển): Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển là khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển — đảo, để vừa sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, vừa chống ô nhiễm và suy thóai môi trường
+ Những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc
- Phú Quốc là đảo lớn nhất (diện tích gần 600 km2) và đông dân nhất nước ta, nằm giữa ngư trường lớn của vùng biển Tây Nam, có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng với hồ tiêu và nước mắm, là đảo có điều kiện thích hợp hơn cả để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển
- Các đảo còn lại đều có điều kiện để phát triển ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển
Thuận lợi:
-Địa hình cao nguyên xếp tầng, đất đỏ bazan : thuận lợi cho phát triển chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.
-Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ: thích hợp chăn nuôi gia súc (bò và heo).
-Rừng chiếm diện tích lớn, có nhiều loại gỗ quý, lâm sản có giá trị cao.
- Khí hậu cạn xích đạo (có 2 mùa chính, là mùa khô và mùa mưa) + địa hình cao ➞ mùa khô mát mẻ, mùa đông hơi se lạnh: phát triển du lịch (Đà Lạt), có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, trồng được nhiều loại cây (đặc biệt là cây công nghiệp).
-Khoáng sản: Boxit có trữ lượng lớn: phát triển công nghiệp khai khoáng.
Khó khăn:
-Không giáp với biển: hàng hóa xuất-nhập khẩu bị hạn chế.
-Đất đai dễ bị xói mòn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa.
- Mùa khô kéo dài, gây hạn hán và thiếu nước, dễ gây cháy rừng.
- Dân cư thưa, trình độ dân trí thấp: Thiếu nhân lực và lao động kĩ thuật cao.
➞ Đời sống nhân dân còn nhiều khổ cực, tỉ lệ đói nghèo cao.
CHÚC BẠN THI TỐT!
tham khảo
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.
+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.
+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).
+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.
+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
+ Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
- Địa hình thấp và khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đất : Diện tích gần 4 triệu ha. Bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Trong đó, đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha tạo điều kiện để phát triển cây lúa nước.
- Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.
⟹ phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm và có hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.
⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác cho phát triển công nghiệp.
Trả lời:
- Các vùng đất Bazan tập trung chủ yếu trên các cao nguyên : Kom Tum , Play Ki, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- Các mỏ Bô xít: phân bố ở Đông Nam Kom Tum, Đông bắc Gia Lai, ở phía nam Đăk Nông, và Lâm Đồng.
- Từ Tây Nguyên, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ có sông Ba; chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia có sông Xê-xan, Xê-rê-pôk).
- Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm.
+ Rừng: gần 3 triệu ha (chiếm 25% diện tích rừng cả nước).
+ Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.
+ Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).
+ Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn.
+ Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp (Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quồc gia Yok Đôn,...).