K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

-Điểm được Mặt Trời chiếu sáng liên tục từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9 là Cực Bắc

- Điểm được Mặt Trời chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau là Cực Nam

Ko bít đúng hay ko nha bạn!ok

22 tháng 11 2016

Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực.
- Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.
- Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực:
+ Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.
+ Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
Ngày 22/6
 Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm.
 Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày.
 Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
 Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.

Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6

7 tháng 12 2016

ngày 22/6 (hạ chí)nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời , có mùa nóng

ngày 22/12(đông chí)nửa cầu nam

 

8 tháng 2 2021

Câu 1 : 

- Nhiệt độ trung bình tháng = trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.

- Nhiệt độ trung bình năm = trung bình cộng nhiệt độ 12 tháng của năm

Câu 2 :

Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:

Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả nhiệt của bề mặt đất (bức xạ sóng dài). Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.

.

8 tháng 2 2021

Câu 3 : 

- Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 23°C.

-  Cách tính: Lấy nhiệt độ của ba lần đo, cộng lại rồi chia trung bình sẽ tính được nhiệt độ trung bình ngày: 

\(\dfrac{\left(19+27+23\right)}{3}=23^0C\)

Câu 4:

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy vị trí gần hay xa biển: mặt đất và mặt nước hấp thụ nguồn nhiệt khác nhau, điều này khiến nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (0,60C/100m)

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: càng đi về phía cực nhiệt độ không khí càng giảm do góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời nhỏ dần.

 

 

 

22 tháng 4 2018
Nhiệt độ trung bình tháng: tổng nhiệt độ các ngày trong tháng / số ngày trong tháng. Nhiệt độ trung bình năm: tổng nhiệt độ các tháng trong năm / 12. cách tính nhiệt độ trung bình ngày: tổng nhiệt độ của các lần đo/ số lần đo
7 tháng 8 2018

Tính nhiệt độ trung bình ngày: Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo

Tính nhiệt độ trung bình tháng: Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng / Số ngày

Tính nhiệt độ trung bình năm: Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12

2 tháng 1 2018

lúc đó là 21h ngày 3/1/2015

17 tháng 2 2016

a) Từ 21/3 đến 23/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo về chí tuyến Bắc rồi lại về xích đạo, bán cầu Bắc là thời kỳ nóng. Trong suốt thời gian này, ở bán cầu nam góc chiếu Mặt trời thấp, từ chí tuyến nam về ơhía cực nam không có sự chiếu thẳng góc của tia sáng Mặt trời, bởi vậy bán cầu Nam là thời kỳ lạnh 
Từ 23/9 - 21/3 thì lại ngược lại, bán cầu nam là mùa nóng, bán cầu bắc lại là mùa lạnh 
Vào các ngày 21 - 3 và 23 - 9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh của Trái đất.

b) Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đối và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra hai thời khì nóng lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong 1 năm.

 

 

14 tháng 2 2016

hê!hê! về phần này là mình ngu như con tru

27 tháng 4 2018

Tính nhiệt độ trung bình ngày :Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo
Tính nhiệt độ trung bình tháng :Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng / Số ngày
Tính nhiệt độ trung bình năm :Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12

12 tháng 2 2020
Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày, tháng, năm

Để tính nhiệt độ không khí trung bình theo ngày tháng thì tốt nhất bạn nên đo và ghi lại thông số nhiệt độ cách 3 – 4 tiếng/ lần. Nếu có thể thì nên mỗi giờ một lần sẽ giúp thông số chính xác hơn. Dưới đây là cách tính nhiệt độ không khí trung bình:

  • Nhiệt độ không khí trung bình theo ngày = tổng nhiệt độ các lần đo/số lần đo
  • Nhiệt độ không khí trung bình theo tháng = tổng nhiệt độ các ngày trongtháng/số ngày trong tháng
  • Nhiệt độ không khí trung bình theo năm = tổng nhiệt độ các tháng trong năm/12 tháng
23 tháng 4 2018

1. Trên trái đất nước mặn chiếm bao nhiêu% trong toàn bộ khối lượng nước trên trái đất?

A 70% B 79%

C 82% D 97%

Mik chỉ bik 1 câu này thôi

28 tháng 4 2018

1d

2a