K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2017
Độ cao (m) Vành đai thực vật Đất
0-500 Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt đới
500-1200 Rừng dẻ Đất nâu
1200-1600 Rừng lãnh sanh Đất pốt dôn núi
1600-2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi
2000-2800 Địa y và cây bụi Đất sơ đăng xen lẫn đá
Trên 2800 Hầu như ko có thực vật sinh sống Bị băng tuyết bao phủ

8 tháng 7 2017

- Vành đai thực vật: Rừng sồi, rừng dẻ, rừng lãnh sam, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

- Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pốt dôn núi, đất đồng cỏ núi, đất sơ đẳng xen lẫn đá, băng tuyết.



5 tháng 9 2017

- Vành đai thực vật: Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, đài nguyên.

- Vành đất đai: Đất đỏ cận nhiêt, đất nâu, đất pôtdôn, đất đồng cỏ núi, đất đài nguyên, băng tuyết.

3 tháng 2 2023

Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá cứng

Đất đỏ nâu

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

15 tháng 11 2019

 Giải thích :Dựa vào hình 19.11 trong SGK/73. Ta thấy, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

Đáp án: B

3 tháng 1 2020

 Giải thích : Dựa vào hình 19.11 trong SGK/73. Ta thấy, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao từ 1200m đến 1600m.

Đáp án: C

3 tháng 2 2023

- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:

+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.

+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).

- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:

Sườn Tây dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.

+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).

+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.

+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

Sườn Đông dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.

+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.

+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

3 tháng 2 2023

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.

* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá rộng cận nhiệt

Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ núi

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.

* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Sườn tây

Sườn đông

0-1000

Thực vật nửa hoang mạc

Rừng nhiệt đới

1000-2000

Cây bụi xương rồng

Rừng lá rộng, rừng lá kim

2000-3000

Đồng cỏ cây bụi

Rừng lá kim

3000-4000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ

4000-5000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ núi cao

Trên 5000

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).

14 tháng 12 2022

Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo

Các vành đai động đất, núi lửa nằm ờ nơi tiếp xúc của các màng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):

- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…

14 tháng 12 2022

1. Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới

 - Vành đai động đất: phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.

- Vành đai núi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-si-a, phía tây Thái Bình Dương.

- Động đất và núi lửa tập trung nhiều nhất ở các khu vực dọc Thái Bình Dương kéo dài từ bờ tây Nam Mĩ đến Đông Nam Á.

2. Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo

Các vành đai động đất, núi lửa nằm ờ nơi tiếp xúc của các màng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):

- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…

2 tháng 12 2017

- Phân bố ở các châu: Á, Âu, Mĩ, Đại Dương, Phi,

- Vì đới này có diện tích lục địa lớn và có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.