Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo~
Trình bày đặc điểm của một ngành kinh tế
- Đặc điểm ngành nông nghiệp của Mỹ La-tinh
+ Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
+ Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...
+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….
+ Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyển môn hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.
Tham khảo!
- Quy mô nền kinh tế:
+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020, năm 2020 GDP đạt 3184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
=> Nguyên nhân: các nước khu vực Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên dồi dào là động lực để phát triển kinh tế, nguồn thu nhập chính của một số quốc gia.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn.
=> Nguyên nhân: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do: sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia; chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau; sự tác động của các cường quốc trên thế giới.
- Tăng trưởng kinh tế:
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á dạt 6,0%, đến năm 2015, giảm xuống còn 1,1%; đến năm 2020, kinh tế khu vực Tây Nam Á tăng trưởng âm, ở mức -6,3%.
=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...
- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia Tây Nam Á giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10% GDP.
=> Nguyên nhân: sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và xu hướng tăng.
=> Nguyên nhân: các quốc gia chủ yếu tập trung vào khai thác dầu mỏ.
Tham khảo
- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:
+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.
+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.
+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.
+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.
Tham khảo!
Tác động của đặc điểm dân cư
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
Tham khảo!
- Tình hình phát triển
+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.
+ Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.
+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.
- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.
Vị trí địa lí:
- Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.
- Phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtray-li-a và Ấn Độ Dương.
- Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.
Phạm vi lãnh thổ:
- Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.
- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Thuận lợi:
- Có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.
- Có vị trí địa - chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.
Khó khăn:
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...
- Sự đa dạng về văn hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.
- Địa hình: Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.
+ Địa hình núi, sơn nguyên: bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.
+ Địa hình đồng bằng: bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...
- Đất: ở Tây Nam Á có nhiều loại đất khác nhau, như:
+ Đất nâu đỏ Xa-van, phân bố chủ yếu ở vùng núi, sơn nguyên;
+ Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.
+ Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
- Khí hậu: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.
+ Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam: vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày và đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.
+ Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hóa theo độ cao.
- Sông, hồ:
+ Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn nhất khu vực là: Ti-grơ và Ơ-phrát; các con sông khác thường ít nước.
+ Các hồ lớn và có giá trị là: hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (Ixraen), Biển Chết.
+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia Tây Nam Á.
- Khoáng sản:
+ Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích.
+ Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....
- Sinh vật:
+ Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn: hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
+ Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: Ein Adat (Ixraen), Khu bảo tồn sa mạc Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất)....
- Biển:
+ Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, gồm: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, biển Aráp.
+ Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.
+ Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm tự nhiên:
Đông Nam Á lục địa:
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,... chế độ nước theo mùa.
Đông Nam Á biển đảo:
Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm. Sông thường ngắn và có nhiều nước.
Tài nguyên thiên nhiên:
Sinh vật: Phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới với 2 hệ sinh thái chính là rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Có niều loài gỗ quý, trữ lượng lớn.Khoáng sản: đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...Biển: Có vùng biển rộng, giàu hải sản, khoáng sản, nhiều bãi biển đẹp và nhiều vinh biển có thể xây dụng các cảng nước sâu,... => Phát triển kinh tế biển.
- Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế:
Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới => Nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27°C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm). Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hoá theo đai cao.
=> Khí hậu trong khu vực thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,... Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.
Tham khảo!
Ý 1:
- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.
- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.
Ý 2:
- Vùng Trung ương:
+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.
+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.
+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.
+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...
- Trung tâm đất đen:
+ Diện tích: 167 nghìn km2.
+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...
- Vùng U-ran:
+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.
+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.
+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....
- Vùng Viễn Đông:
+ Diện tích: 6900 nghìn km2.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.
+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....
- Ngành nông nghiệp:
+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020). Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Các sản phẩm trồng trọt chính: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê), cây ăn quả. Các quốc gia phát triển ngành trồng trọt là: Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc…
+ Chăn nuôi kém phát triển, phổ biến hình thức chăn thả. Các quốc gia có đồng cỏ lớn phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu) là Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan…
+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển ở: ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vịnh Péc-xích.
- Ngành công nghiệp:
+ Chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (2020);
+ Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.
+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.
+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Ngành dịch vụ:
+ Đóng góp hơn 40% GDP và có xu hướng tăng.
+ Phát triển giao thông quốc tế: đường hàng hải với các cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét…; đường hàng không với các sân bay lớn như Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra…
+ Hoạt động ngoại thương nổi bật là xuất khẩu dầu khí, đối tác thương mại chủ yếu là các nước khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ; nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản.
+ Thu hút lượng lớn khách du lịch do sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ các nước.