Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Quá trình bóc mòn: di chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực. Tuỳ nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có nhiều tên gọi khác nhau như xâm thực, mài mòn, thổi mòn,...
- Quá trình vận chuyển: di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Vận chuyển có thể xảy ra do mưa lớn kéo dài, nước ngấm sâu hoặc do nước chảy, gió thổi, băng hà,...
- Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.
+ Quá trình bồi tụ do băng hà hình thành các đồi băng tích, cánh đồng bằng tích,...
+ Quá trình bồi tụ do nước hình thành các bãi bồi ở ven sông, các đồng bằng châu thổ.
+ Quá trình bồi tụ do gió tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...
+ Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát,...
* Ngoại lực
- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa (3 quá trình):
+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.
+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.
Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.
+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.
Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.
- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
+ Xâm thực (do nước chảy)
Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.
+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)
Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.
+ Thổi mòn (do gió)
Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.
- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).
Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.
Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.
Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).
- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).
Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).
- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.
- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.
- Đặc điểm:
Gió Đông cực
+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.
+ Tính chất: lạnh và khô.
Gió Tây ôn đới
+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.
+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
Gió Mậu dịch (Tín phong)
+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.
+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.
+ Tính chất: khô.
Gió mùa:
+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.
+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.
- Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động: gió, bão.
- Phương pháp đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của đối tượng địa lí.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:
- Vị trí địa lí:
+ Nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bậc nhất là địa hình, khí hậu.
+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
- Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải, đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.
+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị): ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
+ Khoa học – công nghệ: ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.
+ Vốn đầu tư và chính sách: tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
- Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. (0,75 điểm)
- Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. (0,75 điểm)
- Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp. (0,75 điểm)
- Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng. (0,75 điểm)
- Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra.
- Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
- Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên, hạ xuống diễn ra phổ biến nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn.
- Hệ quả: Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.