Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm ngành công nghiệp:
- Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
- Các cuộc cách mạng công nghiệp với tác động của công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
- Ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Sản xuất công nghiệp ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường.
Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm:
* Dịch vụ tiêu dùng: Chủ yếu là các hình thức bán buôn-bán lẻ, du lịch, y tế,giáo dục,...
* Dịch vụ kinh doanh: Gồm nhiều hình thức như giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,....
* Dịch vụ công do nhà nước quản lý. VD: Hành chính công, hoạt động đoàn thể bắt buộc hoặc không bắt buộc,....
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Toàn cầu và khu vực. - Quốc gia. - Vùng. |
Ý nghĩa | Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. | Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.
- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.
- Vai trò
+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.
- Đặc điểm
+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).
+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố
+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.
+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:
- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.
Cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau:
- Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động (2 nhóm chính): công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
- Theo công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng.