Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
- Khái niệm phát triển bền vững:
+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội:
- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương như dẫn du lịch tour cho người nước ngoài, thông dịch viên,..
- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc: khiến nhiều quốc gia dân tộc tới thăm hơn
- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.
- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, bảo vệ môi trường.
Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị.
* Vai trò
- Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.
- Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.
- Tạo các mối liên kết kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế.
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.
- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
* Ví dụ
- Ví dụ 1: Nhờ có các tuyến GTVT ở miền núi mà dân cư bắt đầu tập trung đông dọc các tuyến đường, hoạt động động nông nghiệp dần chuyển sang hoạt động buôn bán (dịch vụ được định hình dần),…
- Ví dụ 2: Nhờ có GTVT mà các mặt hàng sản xuất ra được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hay chuyển nguyên liệu từ vùng núi xuống đồng bằng để sản xuất,…
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Vai trò) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của ngành giao thông vận tải:
- Là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục liên tục.
Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế
- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.
- Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.
+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì
- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…