K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2023

Hồ Thới Lới ở Quảng Ngãi thuộc loại hồ nào dưới đây:

A. Hồ móng ngựa                                    B. Hồ miệng núi lửa       

C. Hồ nhân tạo                                         D. Hồ kiến tạo

Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do:

      A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

      B. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

      C. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa

      D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.

15 tháng 12 2022

Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể chia các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:

- Hồ có nguồn gốc nội sinh:

+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn (VD: Hồ Bai-can).

+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt (VD: hồ Crây-tơ,…).

- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:

+ Hồ do băng hà tạo ra

+ Hồ bồi tụ do sông (VD: hồ Hoàn Kiếm).

- Ngoài ra còn có hồ nhân tạo (hồ Hoà Bình)

2 tháng 2 2019

Đáp án là A

Các hồ có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa thường có đặc điểm là hình tròn và thường rất sâu

18 tháng 12 2019

Đáp án B

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

7 tháng 11 2023

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

19 tháng 12 2022

A. Biển, đại dương và dòng biển

12 tháng 11

 Con người, gió mùa và địa hình 

23 tháng 5 2018

Đáp án là A

Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm là thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao và nông

3 tháng 2 2023

 Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

+ Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.

+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.

+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).

+ Hồ băng hà: Trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đắt bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hồ lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

+ Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan....