K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2019

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

19 tháng 1 2019

Từ xưa đến ngày nay vẫn luôn tồn tại 2 trật tự song hành trên thế giới là chiến tranh và hòa bình. Vậy thì hòa bình là gì? Chắc hẳn các bạn cũng hiểu hòa bình là tự do, bình đẳng, không có những cuộc bạo lực chiến tranh hay xung đột...từ đó con người được sống trong hạnh phúc, hòa bình, yên ấm.
Theo con tàu không gian dẫn lối ta về với trang lịch sử dụng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn năm qua, mọi người hắn đều thấy được hiện thực tàn khốc mà chiến tranh mang đến: bao nhiêu người đã hi sinh trên chiến trường, còn mất cha mất mẹ, không được quan tâm chăm sóc và học hành mà những điều đứa trẻ ngây thơ nên được hưởng, vợ xa cách chồng một thân nuôi con nhỏ và mẹ già, nhưng bà mẹ ngày nhớ đêm mong con trở về....Không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những nỗi buồn khó nói thành lời mà chỉ biết giấu kín. Bao nhiêu khoản tiền chi ra cho những việc phi nghĩa trong khi nhân dân chịu cảnh đói khổ.....
Vì vậy mà con người chúng ta vẫn luôn khao khát một thế giới hòa bình, hạnh phúc.Tuy nhiên vẫn luôn có những thế lực (cá nhân hoặc tập thể) không nhận thấy hậu quả của những cuộc xung đột, chiến tranh mà vì tham vọng của mình kích động các cuộc ẩu đả, gây mất trật tự hơn nữa và chiến tranh giữa các quốc gà, dân tộc......Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.

13 tháng 12 2017

Người nông dân trước cách mạng tháng 8 sống trng cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh xô đẩy đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình và sống với một nhân cách cao đẹp . Đại diện cho những người nông dân trước CMT8 là Lão Hạc một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người việt nam . Lão là một nông dân nghèo , nhưng rất trong sáng và thân thiện . Cuộc đời sinh ra lão thật chớ chêu , đẩy lão vào cảnh khó khăn , tũng quẫn .Là một nông dân chăm chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy . Gia sản trong nhà chỉ có một chú chó nhỏ và một mảnh vườn để lại cho con trai . Cảnh nghèo , đã không nhương tay cho lão ,lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy theo , vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo " nên con trai lão đem lòng yêu một quý cô của một gia đình gia giáo , do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh nghèo không cho lão dựng vợ cho con . Con trai lão vì vậy mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su . Lão thương con , mong muốn con con được hạnh phúc ... nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con , chỉ biết khóc mà nhìn con đi . "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu có thể cản được ! Hằng ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của người con trai . Lão yêu thương chăm sóc nó cẩn thận , tỉ mỉ từng miếng ăn , từng sợi lông . Lão yêu thương nó vì nó như là mối ràng buộc còn sót lại của lão và con trai lão . Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào vườn .Lão chỉ sợ khi con trai lão về không có chỗ ở , sinh sống ,lập nghiệp . Tuổi già , cô đơn và nghèo đói ! cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bờ vực thẳm , không còn cách nào khác lão đành đứt ruột nhìn con chó bị bán , để råi khi bán xong lão lại huhu khóc như một đứa trẻ . Dù nghèo đói là vậy nhưng lão không bị tội lỗi cám dỗ mặc dù luôn đc ông Giáo giúp đỡ nhưng lão lại từ chối một cách hách dịch . cảnh nghèo đến tũng quẫn lão đi tìm cái chết ; lão chết một cách bất ngờ và đột ngột lão chết vì ăn bả chó ! Lão có thể chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn nhưng lão vẫn chọn một cái chết như một con chó .. là vì lão đã hận đã lừa chết cậu vàng sao ? Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong Xã Hội cũ .

P/S : MÌNH VIẾT HƠI DÀI TỰ PHÂN CHIA LẠI CÂU NHÉ !

5 tháng 5 2018

1. Mở bài

Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,... Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước:

2. Thân bài

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

....

Chứng có còn ghi".

Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.

Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.

Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.

Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...

Bởi vậy:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi”

Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.

3. Kết bài

Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.



5 tháng 5 2018

1. Mở bài

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

2. Thân bài

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

3. Kết bài

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.



20 tháng 9 2019
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng. Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được. Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ. Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.
18 tháng 9 2018

Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống mà không được . Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

18 tháng 9 2018

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

 

Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.

Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.

Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.

 

Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.

Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.

Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp sáu. Ở ngôi trường mới, mái nhà mới, tôi đã có nhiều thầy cô, bạn bè, những niềm vui, nỗi buồn mới. Và đặc biệt, tôi biết mình sẽ còn có bao điều thú vị nơi đây. Đó là ngôi trường Đoàn Thị Điểm Ecopark.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi mang theo một mớ cảm xúc lẫn lộn: "Trường ở đây thế nào?", "Bạn bè mới của tôi ra sao?", "Thầy cô có hiểu tôi không?" ... Hàng loạt câu hỏi tới tấp hiện ra trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ bước tới lớp 6A3 của mình. Đặt bước chân đầu tiên vào cửa lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là những dãy bàn nhỏ xinh làm bằng gỗ. Tiếp đó là tấm bảng đen thân yêu vẫn còn in dấu ấn những nét chữ mềm mại. Và, tuyệt vời là tấm bảng cuối lớp được trang trí một cách công phu với dòng chữ thân thương: "Welcome to class 6A3" được cắt bằng giấy màu.

Rồi, một, hai bạn bước vào, tươi cười, niềm nở chào tôi và ngồi vào chỗ của mình. Tôi có một cảm giác rất vui về các bạn. Ở đây thật thân thiện! Tôi chơi thân được với Thái An. Chúng tôi có rất nhiều trò vui với nhau, nào là chơi quay, đi tìm kho báu, tìm hiểu cùng nhau trong nhóm cách lắp ô tô... Và Hà Anh – bạn lớp trưởng từng học ở đây năm trước - đã kể cho tôi nghe rằng: hồi lớp 5, các bạn trong lớp thường tập kịch cùng nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi việc... Nhưng điều làm cho tôi xúc động nhất là khi các bạn ấy giúp Hoàng, một anh bạn ở lớp tôi bây giờ. Trong lúc đá bóng, Hoàng bị gãy chân, nhờ các bạn ở lớp, Hoàng đã được chuyển đến bệnh viện nhanh chóng. Bây giờ bạn ấy đã được chữa khỏi chân và cùng chơi đùa với chúng tôi được rồi. Vui quá! Tôi mến các bạn ấy vô cùng!

Còn cô giáo chủ nhiệm lớp tôi – cô Cao Phương, mọi người quen gọi cô là "cô Phương cao thủ"! Cô rất hiền và xinh nữa. Cô giảng bài rất dễ hiểu và hay. Cô Hằng dạy toán tuy hơi nghiêm nhưng rất thân thiện. Và hai người thầy tôi yêu mến nhất là thầy Trung dạy Vật lí và thầy Hiếu dạy Mĩ thuật. Các thầy cô luôn luôn tôn trọng lớp tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi cần đến.

Để vào được tổ ấm 6A3 này, tôi phải vượt qua một kì thi rất khó khăn. Bởi vậy, khi là học sinh lớp chuyên Anh, tôi phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đi du học, làm ba mẹ vui lòng. Sau những ngày diệu kì ở lớp học mới, giờ đây, tôi đã mặc đồng phục của trường, cùng nắm tay các bạn và hòa chung bài hát: "Đoàn Thị Điểm trường em"...

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

21 tháng 3 2021

ban co the lap dan bai nghi luan cho bai tren duoc khong.Giup minh voi nha.