Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Giống nhau:
→ Sau cùng đều đã bị đàn áp và dập tắt.
→ Đều là các phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.
Khác nhau:
Khởi nghĩa Phan Bá Vành | Khởi nghĩa Nông Văn Vân | Khởi nghĩa Lê Văn Khôi | Khởi nghĩa Cao Bá Quát | |
Thời gian | 1821 - 1827 | 1833 - 1835 | 1833 - 1835 | 1854 - 1856 |
Địa bàn (căn cứ) | (Trà Lũ) Nam Định | Miền núi Việt Bắc | 6 tỉnh Nam Kỳ | Hà Nội |
refer
Giống nhau: → Sau cùng đều đã bị đàn áp và dập tắt. → Đều là các phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn. Khác nhau: Khởi nghĩa Phan Bá Vành Khởi nghĩa Nông Văn Vân Khởi nghĩa Lê Văn Khôi Khởi nghĩa Cao Bá Quát Thời gian 1821 - 1827 1833 - 1835 1833 - 1835 1854 - 1856 Địa bàn (căn cứ) (Trà Lũ) Nam Định Miền núi Việt Bắc 6 tỉnh Nam Kỳ Hà Nội- Nguyên nhân: Đời sống nhân dân khổ cực
+ Địa chủ, cường hào chiếm hết ruộng đất
+ Quan lại tham nhũng
+ Tô thuế nặng nề
+ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành
- Diễn biến
+ Phan Bá Vành: Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định) đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình
+ Nông Văn Vân: cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đội quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả. Lần thứ 3 (năm 1835) quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng
+ Lê Văn Khôi: cả sáu Tỉnh Nam Kỳ đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hằng triều đình
- Kết quả: Đều thất bại
Giống nhau:
→ Sau cùng đều đã bị đàn áp và dập tắt.
→ Đều là các phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.
Khác nhau:
Khởi nghĩa Phan Bá Vành | Khởi nghĩa Nông Văn Vân | Khởi nghĩa Lê Văn Khôi | Khởi nghĩa Cao Bá Quát | |
Thời gian | 1821 - 1827 | 1833 - 1835 | 1833 - 1835 | 1854 - 1856 |
Địa bàn (căn cứ) | (Trà Lũ) Nam Định | Miền núi Việt Bắc | 6 tỉnh Nam Kỳ | Hà Nội |
*Nguyên nhân: Đời sống nhân dân khổ cực.
_ Địa chủ, cường hào chiếm hết ruộng đất.
_ Quan lại tham nhũng.
_ Tô thuế nặng nề.
_ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành.
* Diễn biến
_ Phan Bá Vành: Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định) đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.
_ Nông Văn Vân: cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đội quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả. Lần thứ 3 (năm 1835) quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng.
_ Lê Văn Khôi: cả sáu Tỉnh Nam Kỳ đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hằng triều đình.
_ Cao Bá Quát: nghĩa quân phải khởi sự sớm hơn dự tính. Đầu năm 1855, trong trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội) Cao Bá Quát hi sinh nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu.
* Kết quả: Đều thất bại.
*Nguyên Nhân :
Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân là một cuộc đấu tranh chống nhà Nguyễn của các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Việt Nam) do Nông Văn Vân làm thủ lĩnh, xảy ra từ đầu tháng 7 (âm lịch) năm Quý Tỵ 1833 đến khoảng giữa tháng 3 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835) thì bị triều đình dập tắt. Cuộc nổi dậy kết thúc khi quân nhà Nguyễn phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát (hay Thẩm Bát) ở Tuyên Quang và tuyên bố đã tìm thấy thủ lĩnh Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở nửa đầu thế kỷ 19 tại Việt Nam
*Diễn Biến: Viên án sát Cao Bằng liền ra lệnh bắt 14 người thân thuộc Lê Văn Khôi, sai đào mả ông nội (Bế Văn Sĩ) và cha đẻ (Bế Văn Viên hay Kiện) của Lê Văn Khôi rồi đốt hài cốt ra tro. Nông Vân Vân lúc bấy giờ đang làm tri châu Bảo Lạc cũng bị triệu về tra hỏi...(Lịch sử Việt Nam[1427-1858], tr. 180) Sẵn lòng căm ghét, Nông Văn Vân liền vận động các người thân cùng chí hướng, các tù trưởng bất mãn, những người dân bị áp bức, được khoảng sáu ngàn người cùng đứng lên chống Nguyễn. Việc làm đầu tiên của Nông Văn Vân là thích bốn chữ “Tỉnh quan thiên hối” (quan tỉnh thiên tư, hối lộ) vào mặt phái viên do quan tỉnh cử đến rồi đuổi về. Ngày 2 tháng 7 năm 1833, Nông Văn Vân tự xưng là "Tiết chế thượng tướng quân" [4] lập đại bản doanh ở Vân Trung và Ngọc Mạo thuộc châu Bảo Lạc, rồi dẫn quân đi đánh chiếm đồn Ninh Biên (thuộc thị xã Hà Giang ngày nay), đồn Phúc Nghi (nằm bên hữu ngạn sông Gâm) và tỉnh thành Tuyên Quang. Đạt được thành công này khiến nhiều tù trưởng, đông đảo nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc, và một số thợ mỏ người Hoa đã tự nguyện đứng vào đội ngũ. Thừa thế, quân nổi dậy lần lượt vây đánh các tỉnh thành lân cận là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Trên chặng từ Ninh Biên vào đại bản doanh Vân Trung (Bảo Lạc) phải mất một tháng rưỡi. Dọc đường, quân triều đình và quân nổi dậy đã đụng nhiều trận ác liệt như ở Đồn Trinh, Đèo Bụt, ở rừng núi Bảo Lạc. Nông Văn Vân đành phải gom tàn quân chạy sang Trung Quốc. Nhưng khi quân triều rút đi, Nông Văn Vân và Bế Cận lại đem quân trở về đánh chiếm tỉnh thành Cao Bằng lần hai vào trung tuần tháng 6 năm Giáp Ngọ (1834). Hốt hoảng, các quan bố chánh, án sát và lãnh binh của tỉnh đều bỏ chạy. Nhận được tin cấp báo, vua Minh Mạng sai Tạ Quang Cự khẩn dẫn quân trở lên Cao Bằng, lại cử thêm mấy đại thần mang quân lên giúp sức...Nông Văn Vân bèn liên kết với thủ lĩnh Lê Văn Bột và Nguyễn Văn Nhàn ở Sơn Tây, hội quân được 6, 7 ngàn người, rồi cùng lập thêm căn cứ ở miền Vĩnh Tường thuộc Vĩnh Phú, để huy hiếp Hà Nội và Bắc Ninh.
*Kết Qủa Tháng 10 năm 1834, triều đình Huế lại cử các tướng là: Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Hữu, Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ cùng mang quân đi tiễu trừ. Biết Nông Văn Vân đang ẩn ở xã An Quang, quan quân nhà Nguyễn liền đi truy nã, nhưng ông đã chạy thoát vào rừng Thẩm Bát (hay Thẩm Pát, Lũng Pát) Sau khi cho quân vây kín cả bốn mặt, ngày 11 tháng 3 năm 1835, tướng chỉ huy ra lệnh phóng hỏa đốt rừng. Nông Văn Vân bị chết cháy.
CUỘC KHỞI NGHĨA LÊ VĂN KHÔI (1833-1835)
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi là một cuộc nổi dậy chống lại triều đình xảy ra vào thời vua Minh Mạng. Sự kiện này diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835 ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, lãnh đạo của cuộc nổi dậy này là Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt.
Năm 1832, Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất vì bệnh, vua Minh Mạng vốn không bằng lòng ông Duyệt từ trước, liền cho bãi chức Tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông Duyệt cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt… Lê Văn Duyệt bị vu nhiều tội, nên mồ mả bị xiềng, tài sản bị tịch thu, vợ và các thuộc hạ thân tín đều bị bắt giam… (trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù)
Ở trong tù, Lê Văn Khôi ngầm liên hệ được với binh lính bên ngoài, nên vào đêm 18 tháng 5 năm 1833, Khôi cùng 27 người lính đồng mưu đột nhập dinh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem quân đến cứu cũng bị giết...
Chiếm được thành Phiên An (và chỉ trong vòng một tháng, Khôi chiếm luôn 6 tỉnh Nam Kỳ), Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Khôi tự xưng là Đại nguyên súy, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng.
Ngay trong tháng 8 năm 1833, quân triều đình đã phản công và bắt đầu lấy lại các tỉnh Nam Bộ. Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ Lê Văn Khôi nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều cũng đầu hàng triều đình khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Triều mang quân về đánh Khôi ở Gia Định.
Lê Văn Khôi yếu thế, bèn nhờ giáo sĩ phương Tây đi sang cầu viện Xiêm La. Xiêm La nhân muốn lấn chiếm Đại Nam bèn nhận lời giúp. Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm, chiếm lại toàn bộ các tỉnh miền nam và chuyển sang vây quân nổi dậy trong thành Bát Quái. Lê Văn Khôi bị bệnh mất ở trong thành Phiên An khi thành đang bị vây ngặt. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Dù Lê Văn Khôi đã chết, quân nổi dậy vẫn giữ được thành trước quân triều đình cho tới tháng 9 năm 1835.
Cuộc nổi dậy này đã khiến vua Minh Mạng phá hủy tòa thành kiên cố cũ là Thành Bát Quái và cho xây tòa thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định
*Nguyên nhân: Đời sống nhân dân khổ cực.
_ Địa chủ, cường hào chiếm hết ruộng đất.
_ Quan lại tham nhũng.
_ Tô thuế nặng nề.
_ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành.
* Diễn biến
_ Phan Bá Vành: Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định) đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.
_ Nông Văn Vân: cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đội quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả. Lần thứ 3 (năm 1835) quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng.
_ Lê Văn Khôi: cả sáu Tỉnh Nam Kỳ đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hằng triều đình.
_ Cao Bá Quát: nghĩa quân phải khởi sự sớm hơn dự tính. Đầu năm 1855, trong trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội) Cao Bá Quát hi sinh nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu.
* Kết quả: Đều thất bại.