Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mời bạn tham khảo (Đoạn văn):
Đã từ rất lâu. Giáng sinh được biêt đến trên toàn thế giới bửi những đặc trưng thú vị của nó. Nó thường được tổ chức vào tháng cuối cùng của năm, khi mà mọi người chuẩn bị đón chào một năm mới. Tôi thích giáng sinh bởi rất nhiều lý do. Đầu tiên, nó đem lại không khí ấm cúng và sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau giữa mọi người. Trong suốt kì lễ, mọi người tụ tập lại để trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị những món ăn ngon và dành thời gian làm nững việc có ích. Mọi người chia sẻ tâm tư, cảm xúc và ý kiến với nhau. Họ cũng cu xử rất tốt với nhau để bày tỏ sự tốt bụng, tình yêu thương và quan tâm tới họ hàng và bạn bè. . Lễ giáng sinh đóng vai trò quan trọng bởi vì mọi người chuẩn bị và trang trí mọi thứ với đèn điện nhiều màu, quà và nhiều dồ dung khác. Trong giáng sinh, rất nhiều món ăn ngon được chế biến như gà chiên, đồ nướng, bánh ngọt, kẹo và nhiều thứ khác nữa. mọi người yêu thích việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và đường phố để cầu ước cho những điều tốt đẹp đến với mọi người. Mặc dù thời tiết giáng sinh khá lạnh, mọi người vẫn cảm thấy ấm cúng và không cô đơn khi ở bên những người thân yêu. Giáng sinh được biết đến như một trong những ngày lễ lớn nhất của năm đặc biệt là những nước phương Tây. Họ tổ chức giánh sinh như một bữa tiệc đặc biệt cho mọi người sum họp và có những khoảng thời gian tuyệt vời. Theo tôi, giáng sinh không chỉ là một ngày lễ bình thường mà còn là truyền thống và văn hoá, phản ánh đời sống con người.
Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.
Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..
Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.
Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.
#Hk_tốt
#Ken'z
Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.
Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.
Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.
Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.
Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.
Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.
Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.
Cái Hường nói nó thích mùa thu vì được ăn cốm, ăn hồng. Cái Liên lại bảo nó yêu mùa thu vì được đón trăng rằm tháng tám, được vui chơi phá cỗ và rước đèn trong Tết Trung thu. Em cũng rất yêu mùa thu.
Mùa thu là mùa tựu trường. Tuổi thơ chúng em, đứa nào cũng được mặc quần áo mới, hớn hở cắp sách tới trường, được gặp bạn bè, được gặp lại thầy, cô giáo. Mùa thu năm nay, em lên chín tuổi, trở thành cô học trò nhỏ lớp ba rồi đấy. Em sẽ tự đi học, bố mẹ không phải đưa đón nữa.
Mùa thu có Tết Độc lập mồng 2 tháng 9, nhân dân ta bồi hồi tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu. Mùa thu, Đồ Sơn quê em có hội chọi trâu đông vui lắm. Hàng vạn người kéo về dự hội. Ông em và các cụ sẽ được uống rượu nhắm thịt trâu. Cả một vùng làng chài bao la “Bát Vạn Đồ Sơn” tưng bừng lễ hội. Mùa thu là mùa cá của làng chài.
Cái đẹp của mùa thu là cái đẹp của trăng thanh gió mát, là cái vui của vị ngọt trái thơm, là sự no ấm được mùa cá: cá chim, cá thu, cá nhụ, cá nục... đầy thuyền đầy chợ. Em yêu mùa thu. Em mong đợi mùa thu.
Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.
Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.
Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi. Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả.
Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.
Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.
Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.
Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,
Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.
Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.
Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.
Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù
Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.
Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.
Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.
Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.
Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.
Thế là mùa đông lại giá đã về, cái xóm nhỏ ven sông của quê hương tôi lại ẩn hiển trong khoảng không gian màu xám.
Sáng sớm, sương mù bao phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, quấn lấy người đi đường. Gió thổi mây về phía cửa sông ở cuối xóm, mặt nước sông một màu lam thẫm.
Bên kia sông là bãi bồi, thấp thoáng những hàng cây khẳng khiu, trụi lá. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, lá vàng lác đác rơi trong gió. Những cây cổ thụ ven sông đứng trầm ngâm, lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những trận bão lớn, dòng nhựa trogn cây rạt rào tuôn chảy. Hơi thở của mặt đất bỗng nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng nồng của phù sa, đất mới. Trên các mái hiên của dãy nhà hướng ra sông, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi, chúng như muốn hỏi sông rằng:
- Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà nước nhiều đến thế?
Sông vẫn dạt dào tuôn chảy, nước vội vã đổ về hướng đông và cuốn theo bao đám lục bình tím ngắt. Có lẽ hoa lục bình trên dòng nước mênh mông ấy nó chẳng biết mình sẽ trôi dạt về đâu.
Bên bờ sông, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến. Trên các bờ ao, các bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi bắt con cua đang lổm ngổm ven bờ … Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ trên ruộng đồng.
Buổi trưa, thôn xóm hiện ra rõ nét hơn. Mọi người đi làm đồng về. Người và cuốc, xẻng, trâu bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng chạy dài ven sông một màu trắng xóa. Từng thửa đất được nahf nông cày lên, đợi nắng thuận mưa hòa sẽ gieo hạt mới. Thoang thoảng trong không gian một mùi hương nước ruộng.
Chiều đông nhạt nhòa ngả xuống, khói bếp từ những ngôi nhà bay lên quyện với mây trời, cảnh vật lại ẩn hiện trong không gian màu lam sẫm. Màn tối lan dần từ dưới mặt sông, ngả dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung mờ đen bao phủ dần lên cảnh vật. Màn đêm buông xuống, thôn xóm tĩnh mịch, chỉ có tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất. Trên những thảm cỏ ven đường, những chú dế rón rén bước ra ăn cỏ non rồi uống sương đêm. Những ánh đom đóm chập chờn trong bức màn nhung yên ắng. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rich ngoài hiên.
Mùa đông đã làm cho cảnh vật quê hương tôi mang một màu đơn điệu, có vẻ héo tàn vì thời tiết khắc nghiệt, thế nhưng con người vẫn hăng say làm việc. Nhà nông vẫn chuẩn bị gieo trồng, luôn cải tạo thiên nhiên tiếp thêm sức mạnh cho cây để ươm mầm, chờ ngày vươn lên đón chào mùa xuâ sắp đến. Tôi cảm thấy quê hương thật thân thiết với mình.
~~hok tốt ~~
Quê em là một làng nhỏ ven sông cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em.
Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới.
Quê tôi là một vùng quê tuyệt đẹp nhưng có lẽ cái làm tôi nhớ nhất vẫn là sự thanh bình ở nơi đây.
Vào buổi sáng sớm , những chú gà trống đứng trên đống rơm trước nhà cất tiếng gáy ò…ó...o…Tiếng gáy như một chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc gọi mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu.
Từ các ngôi nhà , những làn khói bếp bay ra hòa quyện cùng không khí làm cho mọi người có cảm giác ấm cúng. Xa xa, mặt trời từ từ hiện lên sau lũy tre làng tỏa từng tia nắng ấm áp làm sương tan dần. Lúc ấy, tôi thường đưa tay đón lấy từng giọt sương như đón lấy những điều may mắn, tốt đẹp cúa một ngày mới. Sương đã tan dần, con đường làng trở nên nhộn nhịp bởi các bác nông dân đang ra đồng gặt lúa.
Trên cánh đồng, lúa đã chín rộ báo hiệu cho một vụ mùa bội thu. Những bông lúa nặng trĩu hạt như trả công cho người nông dân sau bao nhiêu ngày tháng vất vả “dãi nắng dầm sương”. Ánh nắng chiếu rọi làm cánh đồng như một thảm lụa vàng khổng lồ. Đó là cảnh thanh bình giản dị ở quê ngoại em
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Đúng vậy, quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người. Quê hương với biết bao cảnh đẹp là nơi níu lại bước chân của người đi xa. Nhưng đối với em, cảnh quê hương đẹp nhất là cảnh cánh đồng lúa ở quê trổ những chiếc đòng đòng trong buổi sớm tinh sương. Đó là khung cảnh mà em luôn ghi nhớ mãi trong lòng.
Sinh ra ở một miền quê đồng bằng Bắc Bộ, tuổi thơ của em gắn liền với những chú trâu cần cù, những cánh cò bay lả và cả những cánh đồng lúa nối nhau chạy dài tít tắp. Mỗi buổi sáng sớm, thật hạnh phúc biết bao khi được hít thở một luồng không khí trong lành, tận hưởng làn gió mơn man da thịt giữa cánh đồng lúa xanh. Từng đợt gió nhẹ cứ thổi, những cây lúa cứ nối nhau nhấp nhô theo nhịp, đuổi nhau chạy ra xa mãi.
Nhìn từ xa, cánh đồng lúa đang trổ đòng như một nét chấm phá tô điểm thêm cho bức tranh mùa xuân đồng nội thêm đẹp. Những thửa ruộng cứ nối nhau liên tiếp xanh ngắt một màu như một thảm cỏ mùa xuân. Chúng cứ dập dìu, đuổi theo làn gió sớm tinh sương. Mặt trời đã rọi xuống những tia nắng sớm, nhàn nhạt ánh vàng soi tỏ cả cánh đồng xanh. Những đòng lúa dường như bừng tỉnh, rung rinh tươi cười trong nắng sớm. Quanh co những thửa ruộng là những dòng kênh xanh mát đang dẫn nước về để cây lúa đơm bông. Trên cao, từng đàn cò đang dang đôi cánh bay xung quanh. Thi thoảng, một chú cò trắng lại đáp nhẹ xuống mương nước, cắm cúi dò dẫm bắt từng chú cá nhỏ. Không khí ở đây mới trong lành làm sao! Hít một hơi thật sâu, em như cảm thấy được cả hương lúa non thơm thơm ngọt dịu.
Càng bước lại gần, cánh đồng lúa càng hiện ra với màu xanh bát ngát. Những cây lúa xanh rì, những đòng mạ còn non phất phơ trong ánh nắng ban mai. Đó đây phảng phát một chút sương còn chưa tan hết. Ngó xuống bông lúa, chợt thấy những giọt sương mai óng ánh đang đậu lại trên lá còn chưa kịp tan hết. Và mùi hương thơm say nồng của lúa non lại ngập tràn cả không gian quanh em. Những bông đòng trăng trắng còn nguyên bụi bị gió đùa thỉnh thoảng lay động, từng hạt bụi phấn lại bay bay tan vào trong gió. Những chiếc đòng trông thật to và chắc báo hiệu một vụ mùa bội thu. Những chú bướm vàng, bướm trắng đang bay lượn trên những chiếc đòng non. Cả những chú chuồn chuồn ớt cũng đang bay nhanh trên ngọn lúa. Đó đây thấp thoáng tiếng cười nói của những cô bác nông dân cần cù. Họ đang nhặt cỏ, bón phân cho cây lúa thêm phần tốt tươi. Tiếng cười nói ấy tan vào không gian ngọt lịm như bông lúa non thơm mùi sữa.
Em rất thích ngắm nhìn quê hương em, đặc biệt là cánh đồng lúa. Tuy quê hương đang dần chuyển mình đổi mới hơn, nhưng em mong sẽ vẫn mãi được ngắm nhìn cánh đồng lúa đẹp và yên bình như thế!
2/Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.
Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”
Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.
Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!
Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Đã bao lần đứng trên sân thượng để ngắm nhìn thành phố lúc vào đêm. Vậy mà mãi hôm nay, em mới thấy rõ được vẻ đẹp rất riêng của thành phố Hồ Chí Minh trong đêm nguyên tiêu (rằm tháng giêng).
Từ trên sân thượng, nhìn lên cao, em thật bất ngờ trước ánh sao của đêm rằm tháng giêng. Bầu trời không nhiều sao nhưng những ánh sao vẫn sáng lung linh. Ánh trăng rằm đang từ từ lên cao như tăng thêm vẻ đẹp của thành phố. Phóng tầm mắt ra xa, những khách sạn, những nhà hàng,... cao tầng hiện lên đẹp hơn dưới ánh điện đủ sắc màu rực rỡ. Những con đường giao nhau, hai bên đường là những hàng cột đèn thẳng tắp. Ánh sáng từ các ngọn đèn đường đủ sáng để cho mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Điện đường sáng làm nổi bật lên những hàng cây cổ thụ. Những dòng người, dòng xe vẫn tấp nập trên đường. Các cửa hiệu đua nhau trưng lên đủ các bảng đèn led màu xanh xanh đỏ đỏ. Cái ranh giới giữa ban ngày và ban đêm ở thành phố thật khác với vùng quê mà em đã được sống. Ai đã được ngắm nhìn thành phố vào ban đêm sẽ không bao giờ quên được vẻ đẹp lung linh của “hòn ngọc viễn đông” này.
Em yêu thành phố của em, một thành phố đẹp và năng động nhất nước. Sau này lớn lên, dù có đi học, đi công tác nơi xa, em cũng sẽ mãi nhớ về thành phố của mình và nhớ nhất là vẻ đẹp thành phố lúc ban đêm.