Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.
Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.
Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để chêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.
Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.
hok tốt
Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.
Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!
Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt.
Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đinh, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa. Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.
Từ giã chiến trường trở về quê hương, ông Tùng là một thương binh. Ông chứng kiến cảnh các bạn thiếu nhi nghèo trong xã không được đến trường, không được dạy dỗ tử tế nên nói tục, chửi bậy, lại có bạn sa vào trộm cắp ... Nghĩ đến bản thân mình ngày trước, ông càng thương các bạn và đi đến quyết định : “Phải giúp chúng thay đổi cuộc đời. Chỉ có cái chữ mới giúp lũ trẻ thoát nghèo !”.
Từ đó, ông Tùng bắt tay vào việc vận động xây trường học cho xã. Ông đề nghị Ủy ban xã cho phép xây trường học và được ủng hộ nhiệt tình. Ông Tùng tự nguyện hiến mảnh vườn nhỏ của mình do ông bà để lại xây trường học. Đất xây trường có rồi, còn kinh phí đâu mà xây dựng? Ông mất ăn, mất ngủ, âm thầm suy nghĩ, trăn trở tìm mọi cách. Nhân dân trong xã biết vậy, mỗi người xin đóng góp một ít cùng ông xây trường. Nhưng quê ông còn nghèo, số tiền quyên góp của bà con chẳng thấm vào đâu. Đã vậy, bà con chỉ quyên góp một lần, hai lần, chứ nhiều cũng ... khổ cho họ. Nghe vậy, ông về nhà đốn tre, chia thành ngàn ống, đưa đến từng hộ dân trong xã. Ông kêu gọi mọi người, mỗi tháng bỏ vào ống hai lon gạo. Chỉ hai lon thôi nhưng cũng đóng được vài bộ bàn ghế, vài cái bảng đen...
“Nhưng xã này còn nghèo quá, mà tiền xây dựng trường học bán từ gạo quyên góp thì như muôi bỏ biển. Đã góp phần xây dựng quê hương thì phải nghĩ ra nhiều chuyện, phải có nhiều tiền mới xây được trường” - Ông cười ...
Rồi ông bắt đầu đi ... xin. Lúc đầu, phạm vi của ông là những gia đình khá giả trong xã, trong huyện ... Dần dà, ông lên thành phố. Ông nhắm vào những người cùng làng, cùng xã nay làm ăn khấm khá ở các thành phố lớn, vậy mới có thể đủ tiền xây dựng trường. Chiếc xe đạp cọc cạch theo chân ông đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Nhiều người không hiểu, cười bảo ông làm chuyện bao đồng; cứ tỉnh, huyện rót kinh phí xuống bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, chứ đi xin kiểu ấy, vừa hành xác, vừa giống ... ăn mày. Nhưng ông Tùng quả quyết:
- Mình ăn mày mà đem lại cho lũ trẻ nơi học hành tử tế, có được cái chữ để giúp thân thì chẳng đáng gì!
Sau hai năm, bằng tấm lòng cùng sự chân thành, ông đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Không những ông xây được ngôi trường hai tầng khang trang mà còn sửa lại đường sá, cầu cống cho các bạn đến trường thuận tiện.
Nhìn bộ mặt của quê hương thay đổi, khuôn mặt ông Tùng càng thêm rạng rỡ. Tiếng đọc bài của các bạn vang lên hàng ngày làm ông Tùng mãn nguyện. Ông thấy mình như trẻ lại.
Việc làm tốt đẹp của ông Tùng đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đó là việc làm cao cả được mọi người khâm phục và kính trọng.
Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.
Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia chỉ một đêm bị lũ cuốn gần nhứ hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.
Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh Tiểu học thôn Hạ và xóm Chừ đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được 2 tuần, thế bọn chúng em phải quay trở về nhà.
Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc ở xóm Chùa được bác điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp vun chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, tất cả nên mọi khâu kĩ thuật, bác đảm đương hết. Các cô giáo trường Tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm thì cái cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.
Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được phục thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Uỷ ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao !
Từ bấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em được bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger (hay lắm đấy). Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 120.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.
- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.
Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người và bạn sẽ những nụ cười từ những người khác.
• Mở bài trực tiếp:
Nghệ sĩ hài nổi tiếng có nhiều người nhưng em thích nhất là nghệ sĩ Hoài Linh.
• Mở bài gián tiếp:
Đời sống con người là một chuỗi những vui buồn, rủi ro, may mắn nốitiếp nhau. Tương tự như vậy, sân khấu nghệ thuật thể hiện sắc thái đời thường bằng các vở kịch, bộ phim vui và buồn. Một trong những nghệ sĩ hài mà em yêu thích là nghệ sĩ Hoài Linh.
Cách 1 :
Xuân Bắc là một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Sự xuất hiện của ông trên sân khấu luôn đem lại những tràng cười sảng khoái cho mọi người.
Cách 2 :
Tiếng cười rất có ích đối với sức khỏe con người. Nó làm cho tâm hồn con người trỏ nên thư thái mà quên đi những mệt nhọc, lo âu. Vì thế mà các nghệ sĩ hài luôn được công chúng mến mộ. Xuân Bắc là danh hài mà em thích nhất , mong chú luôn được thành công trong sự nghiệp diễn hài của mình
Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến chàng trai Thánh Gióng.Hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.
Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước,thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.
Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.
Đánh xong Gióng đi đến núi Sóc Sơn và bay về trời.Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.
Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làng Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Bẩn nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.
Có j e tham khảo nha !!!
Hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, xí nghiệp May thêu của quán, nơi má em làm việc, đã quyên góp tiền xây dựng một ngôi nhà tình nghĩ cho bà Sáu Trầu, mẹ của hai liệt sĩ thời chống Mĩ. Trưởng tốp thợ xây là chú Nam. Phụ việc cho chú là bốn, năm anh, chị thợ phụ khác.
Chú Nam là bộ đội xuất ngũ. Tuy tuổi đời mới ba mươi nhưng chú đã có hàng chục tuổi nghề, bởi trước khi đi nghĩa vụ chú đã làm thợ xây mấy năm. Bà con lối xóm quý mến chú Nam phần vì tính nết đàng hoàng , phần vì trình độ tay nghề khá cao của chú.
Với dáng người cao lớn, trông chú Nam càng thêm khỏe mạnh trong bộ đồ xanh của công nhân xây dựng. Nước da chú màu nâu óng, tay chân săn chắc. Gương mặt sáng sủa, ưa nhìn với đôi mắt đen luôn luôn nhìn thẳng và đôi môi thường nở nụ cười thân thiện.
Sáng nào, chú cũng đến nơi làm việc sớm nhất để sắp xếp công việc trong ngày. Chú nhắc nhở mấy anh chị thợ phụ chuẩn ị cát, xi măng, gạch, sắt, thép sao cho đầy đủ và thuận. Chú kiểm tra kĩ lưỡng việc trộn hồ cho đúng quy cách để đảm bảo chất lượng công trình.
Chú thường nói với các bạn rằng đây không chỉ là chuyện xây nhà đơn thuần mà còn là việc đền ơn đáp nghĩa những người đã hi sinh vì tổ quốc. Vì thế anh chị em phải ráng làm cho tốt.
Cắt đặt xong xuôi, chú bắt tay vào xây. Những xô vữa đầy được đổ vào chiếc thùng gỗ đặt sát dưới chân chú. Chồng gạch đỏ tươi xếp ngay tầm với. Tay phải chú cầm chiếc bay, xúc hồ đổ lên mặt hàng gạch xây dở hôm qua, rồi chú nhanh nhẹn gạt cho đều và phẳng. Tay trái chú nhặt từng viên gạch đặt ngay ngắn lên trên, rồi chú trở cán bay, gõ nhẹ mấy cái để viên gạch dính chặt xuống lớp hồ. Từng động tác của chú đều cẩn thận và khéo léo. Đường gach xây thẳng tắp cứ cao dần, cao dần. Nhìn chú say mê làm việc, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Vừa làm, chú Nam ân cần nhắc nhở, hướng dẫn những người thợ kế bên để nay mai họ cũng sẽ có tay nghề cao như chú.
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, bà Sáu trầu sẽ được sống dưới mái nhà vững chãi và ấm cúng. Nghĩ tới ngày ấy, em cũng thấy vui, em càng thêm yêu mến những người lao động cần cù như chú Nam và các cô chú công nhân khác. Họ âm thầm tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp.
Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12, trên công trường xây đựng, mọi người nhộn nhịp trong một ngày lao động mới. Có một bác công nhân bước lên giàn giáo với một nụ cười tươi rói trên môi làm em nhớ mãi.
Bác tên là gì nhỉ? Em cũng không biết nữa. Chỉ thấy một thân hình vạm vỡ, cân đối đang bước lên giàn giáo. Lúc này, bình minh vừa hé rạng làm cho thân hình bác càng thêm nổi bật. Bác đứng đó với đôi chân vững chắc, tay cầm lấy một viên gạch đỏ hồng. Bác thành thục trong từng động tác đến tuyệt vời. Vừa dùng tay trát xi măng, bác vừa khẽ huýt sáo một điệu nhạc êm đềm, trông bác rất yêu đời.
Đôi mắc bác ánh lên niềm tin và nghị lực. Nắng vàng rực rỡ. Những làn mây trắng thong thả lượn lờ như muốn thưởng thức công trinh của bác. Mặt trời càng lên cao, thì bức tường của bác cũng cao dần.
Thời gian trôi qua, bác vẫn đứng đó, đôi chân giang ra trong tư thế vững chãi, đôi tay thoăn thoắt. Đẹp nhất là khi bác mỉm cười, nụ cười tươi rói, thật đáng yêu. Mái tóc vốn màu đen xanh, nay sương gió nắng mưa đã nhuộm thành nâu đỏ. Bộ quần áo bạc màu ướt đẫm mồ hôi.
Bỗng tiếng kẻng báo hiệu giờ nghỉ trưa vang lên. Mọi người lần lượt thu dọn dụng cụ, rửa chân tay chuẩn bị xuống nhà ăn. Bác công nhân của em vẫn miệt mài với công việc, số hồ đã trộn từ trước đưa lên chưa làm hết, nếu nghỉ bây giờ, số hồ còn lại ắt sẽ bị hỏng. Có lẽ nghĩ vậy mà bác cố ráng thêm ít phút nữa tận dụng hết số hồ còn mới thu dọn đồ đạc, bước xuống giàn giáo cùng anh em ăn mía.
Em chưa biết tên bác nhưng việc làm của bác đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về sự tận tụy, hết mình vì công việc chung. Bác là tấm gương trong lao động cho tuổi nhỏ chúng em học tập.
Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,...Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!...
bạn tham khảo nha!
Có một nhà văn nào đó đã viết : “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,…Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!…
Viết đoạn mở bài (gợi ý):
a) Tả một người thân trong gia đình em: Chiều nay, cả nhà em đang quây quần trong phòng , người ngồi, người đứng… tất cả cùng vỗ tay, vui vẻ hướng về bé Đức đang tập đi.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em: Bạn Bích Thủy ngồi cạnh em, học giỏi lắm.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn: Buổi biểu diễn bắt đầu. Màn kéo lên, sân khấu lấp lánh ánh đèn màu rực rỡ. Từ phía cuối sân khấu, chị Minh Thư tay cầm Mi-crô, bước nhanh ra sân khấu trình bày bài hát dân ca quan họ.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích: Trong các nghệ sĩ hài, em thích nhất là nghệ sĩ Quốc Bảo.
Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.
Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.
Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.
Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.
Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để chêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.
Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.
Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.
Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!