K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

5 từ đó là:mama,má,bu,bầm,mạ

tk mk nha

thank

22 tháng 2 2019

má , u , mẫu thân . bu, bầm

21 tháng 10 2021

Bắp = Ngô

Dứa = Thơm

Bố mẹ = ba má

Viết = Bút

ô - dù , xà phòng - xà bông , 

2 tháng 11 2021

gọi, hót, ca, nói nha bạn

nhớ k cho mình

5 tháng 10 2017

5 từ vẫn ưi có nghĩa là : gửi, ngửi, chửi, cửi

tớ chỉ tìm được 4 từ thôi, mà cái bài này làm khó cả tiến sĩ cơ mà

5 tháng 10 2017

1.chửi

2.cửi

3......

mậy khó nhề!

8 tháng 8 2019

Đất nước Việt Nam muôn vàn cảnh đẹp với nhiều sắc màu rực rỡ. Trong những sắc màu ấy, em thích nhất là màu xanh. Đồng bằng phì nhiêu lúa xanh mơn mởn, cây ăn quả xanh um, nhẫy nhượt. Mảng xanh của rừng núi mang đến cho ta không khí trong lành. Cạnh bên, đại dương mênh mông xanh thẳmmát lành của thiên nhiên ban tặng nhiều cá tôm, hải sản quý. Màu xanh đất nước là màu xanh vô tận dưới bầu trời cao vợi. 

Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, là màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, của chiếc khăn quàng đội viên. Màu đỏ còn là màu đỏ ối của mặt trời, màu đỏ rực của bếp lửa, của đoá hoa mào gà đỏ tía, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp... Có rất nhiều gam đỏ khác nhau nhưng nói đến màu đỏ là nói đến một sắc màu lộng lẫy, gây ấn tượng rất mạnh.  

#Hok tốt!

k mik nha!

31 tháng 3 2021

chào  thứ nhất là chào hỏi

chào thứ 2 là chào tạm biệt

31 tháng 3 2021

Xin chào và tạm biệt

k cho mik nha

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
Đọc tiếp

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

 

 

0

thế thì đây

Nhà em có nuôi một chú chó, nó là món quà mà bà ngoại ở quê đã cho em để nuôi. Em luôn coi chú chó là một người bạn thân thiết và là một thành viên trong gia đình. Khi bà ngoại cho em, chú chó còn rất nhỏ, em bế chú chó trên tay âu yếm và đặt tên cho nó là Cún. Khi còn nhỏ, chú Cún có màu lông vàng như màu rơm, đến khi lớn lên màu lông ngày càng sẫm hơn. Cún có bộ lông dài và mượt, em thường hay chải lông và thi thoảng lại tắm cho Cún nên lông của nó rất sạch, không bị hôi và không có rận. Chú Cún nhà em có đôi mắt to tròn đen láy, trông như viên bi ve rất long lanh, mỗi khi nhìn thấy em đi học về, mắt nó lại sáng lên, vẫy đuôi mừng quýnh và lao ra chào đón em. Em rất yêu quý chú Cún của mình, mỗi ngày đi học về em đều ngồi kể chuyện và vui đùa cùng Cún, Cún luôn lắng nghe mọi chuyện của em, em rất vui vì có một người bạn như Cún.

10 tháng 6 2020

Vào ngày sinh nhật tròn sáu tuổi của em, bố mẹ đã tặng cho em một món quà rất đặc biệt và ý nghĩa, đây cũng là quà chúc mừng em bắt đầu bước chân vào cánh cổng trường học. Món quà đó là một chú chó con, rất đáng yêu, em rất yêu quý nó và coi nó như một người em của mình vậy.

Con chó của em tên là Milu, là một con chó cái, năm nay nó đã được hơn một tuổi rồi, chỉ mới nuôi được một năm nhưng trông nó rất cao và to lớn, là một chú chó lai nên thân hình nó trông rất vạm vỡ, hơn hẳn các chú chó ta khác. Milu có một bộ lông rất đẹp, lông của nó có màu vàng nâu vừa dài lại vừa bóng mượt khiến cho ai cũng muốn vuốt ve, đặc biệt là chiếc đuôi dài với lông xù ra trông như một chiếc chổi lông thực sự. Hai đôi chân to và chắc nịch, bàn chân dày cộp, to hơn cả bàn tay của em, ở mỗi bàn chân sau còn có thêm một ngón, mẹ em bảo đó là huyền đề, con chó có huyền đề là những con chó rất khôn. Milu nhà em chạy rất nhanh và khỏe, nhiều lần em đi học về Milu mừng nhảy chồm lên người em, khiến em ngã ngửa, em ngã cũng phải vì Milu còn nặng cân hơn em, nó phải 35 kg còn em mới được 30 kg. Điểm em thích nhất ở con chó chính là đôi tai của nó, Milu có một đôi tai rất không cân đối với khuôn mặt bởi vì quá to, đôi tai to dựng đứng hướng về phía trước trông rất oai nghiêm. Mỗi khi con chó mừng chủ về hay được ai lại gần vuốt ve thì đôi tai lại cụp xuống ngả về hai bên trông rất đáng yêu, thế nhưng chỉ cần có tiếng người lạ hay tiếng động khác thường là đôi tai lại như lò xo bật thẳng đứng lên ngay. Milu có một đôi mắt rất đặc biệt, ban ngày nhìn đôi mắt nó to tròn và đen láy, thế nhưng ban đêm khi có ánh đèn rọi vào, mắt nó lại có màu xanh ngọc bích, có lẽ vì đôi mắt đặc biệt ấy nên loài chó có thể nhìn thấy mọi vật vào ban đêm. Chiếc mõm to với những chiếc ria mép đen nhánh, dài và cứng khiến cho ai mới đầu nhìn cũng sợ, thế nhưng nó lại rất ngoan, chỉ sủa chứ không cắn người bao giờ. Con chó nhà em rất thích ăn đồ ngọt, đặc biệt là bánh kẹo, chỉ cần nghe thấy tiếng động của vỏ bánh kẹo là nó từ đâu phi tới và ra vẻ muốn được ăn, mỗi lần cho ăn kẹo em lại được xem nó diễn trò bởi chỉ cần ném kẹo lên là Milu sẽ nhảy lên và dùng miệng của mình chộp lấy rất chính xác.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Milu và coi nó là một thành viên trong gia đình, nó không chỉ trông nhà để cho gia đình có những giấc ngủ thật ngon mà còn là niềm vui và người bạn trung thành của mọi người. Em sẽ chăm sóc cho Milu thật tốt bởi Milu chính là một người em, người bạn thân thiết của em.

19 tháng 5 2021

a là câu trả lời

19 tháng 5 2021

câu A vì phải dùng quan hệ mặc dù-nhưng

16 tháng 12 2021

“Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lolắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dườngnhư vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âuyếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Câu 1. Tìm trong đoạn trích trên một cặp từ trái nghĩa?

1 cặp từ trái nghĩa là : Trầm - Bổng

16 tháng 12 2021

lo lắng với không lo