Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên động vật | Tên tập tính | Cách thể hiện tập tính |
Con hổ | Săn mồi | Ẩn nấp rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi. |
Chó sói | Bảo vệ lãnh thổ | Dùng nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. |
Gà trống | Sinh sản | Dùng màu lông, tiếng gáy để khoe mẽ trước con cái. |
Cá hồi | Di cư | Cá bơi vượt các đại dương để sinh sản. |
Oxygen (O) là nguyên tố hóa học không thể thiếu cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất. Một lượng khí oxygen được con người hít vào đi qua phổi vào máu, từ đó oxygen được tim co bóp đưa đi đến khắp các tế bào trên cơ thể, nuôi dưỡng và giúp các bộ phận khác hoạt động ổn định.
Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở thì không thể kéo dài trong vòng vài phút. Nếu não không được cung cấp oxygen thì sau 4 - 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút sẽ bị tổn thương không phục hồi. Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cơ thể thiếu oxygen là nguyên nhân của nhiều bệnh. Da thiếu oxygen nhanh chóng bị lão hóa, sạm, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành các nếp nhăn, thậm chí mất cân bằng của sự bài tiết chất nhờn và trở nên xám xỉn, dễ nổi mụn. Não thiếu oxygen lâu dài sẽ dẫn đến trí nhớ suy giảm, mỏi mắt, cao huyết áp, xung huyết não, tắc nghẽn mạch máu, xơ mạch máu,…
Để cơ thể khỏe mạnh, làm việc có năng suất cần luôn đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho cơ thể. Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng và có nhiều cây xanh là biện pháp cung cấp oxygen tự nhiên hữu ích.
Không phủ nhận vai trò của sinh sản vô tính như: tạo giống cây sạch bệnh, nhân nhanh giống quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hay bị thoái hóa; nhân nhanh giống cây trồng, giúp hạ thấp thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Những hạn chế mà sinh sản vô tính ở sinh vật là: Đời con không đa dạng di truyền, đời con thống nhất về mặt di truyền; nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật
Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan
Học sinh lớp: 7A Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.
3. Kế hoạch thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan
+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp
- Lên kế hoạch thực hiện:
Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.
+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất
+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)
+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng)
Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.
Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.
+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy
-Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng
-Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại
-Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ
- Biện pháp tưới nhỏ giọt, biện pháp tưới phun, biện pháp tưới ngầm, biện pháp tưới rãnh/tưới theo líp, biện pháp tưới ngập
- Một số phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, bón đa dạng các loại phân...
- Các mẫu chất potassium và iodine đều được tạo bởi phân tử đơn chất; potassium iodide tạo bởi phân tử hợp chất. Cụ thể:
+ Potassium (K) là đơn chất được tạo thành từ nguyên tố potassium (K).
+ Iodine (I2) là đơn chất được tạo thành từ nguyên tố iodine (I).
+ Potassium iodine (KI) là hợp chất được tạo thành từ nguyên tố potassium (K) và iodine (I)
Ứng dụng của iodine:
- Trong đời sống, iodine cung cấp dinh dưỡng cho con người, giúp giảm nguy cơ bệnh bướu cổ hay thiểu năng trí tuệ.
- Trong y học, iodine dùng làm thuốc sát khuẩn, thuốc trị bệnh bướu cổ, …
- Trong nông nghiệp, nó được dùng làm thuốc nuôi trồng thủy sản, phân bón, …
Ứng dụng của potassium iodine (KI):
- Trộn vào muối ăn để sản xuất muối I - ốt.
- Dùng bào chế thuốc điều trị cường giáp, nấm da, …
- Dùng trong cấy mô tế bào thực vật.
Potassium được tạo bởi phân tử K
Ứng dụng là phân bón, thuốc súng
Iodine được tạo bởi phân tử I2
Ứng dụng là thuốc sát trùng, phòng bệnh bướu cổ
Potassium được tạo bởi phân tử KI
Ứng dụng làm thuốc men, thực phẩm chức năng
tham khảo
Vòng đời của muỗi:
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.