Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng vẫn còn rất trẻ mặc dù hàng ngày mẹ rất vất vả lo toan cho gia đình. Hàng ngày trước khi đi làm, mẹ dậy từ rất sớm để lo bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon nên cả nhà ai cũng thích. Sau khi lo cho cả nhà ăn sáng, mẹ còn phải nấu một số món cho cả nhà ăn trưa vì mẹ đi làm xa trưa không về nhà được. Buổi chiều khoảng sáu giờ mẹ mới về đến nhà. Vừa bước chân vào nhà mẹ đã phải tất bật với biết bao nhiêu là công việc. Nào là nấu ăn, nào là giặt đồ, nào là dọn dẹp nhà cửa. Nhìn dáng mẹ những lúc như thế em thấy thương mẹ vô cùng. Em cũng giúp mẹ làm những việc nhẹ nhàng nhưng mẹ không cho. Mẹ bảo em cứ lo học cho giỏi là mẹ vui rồi. Sau khi cả nhà ăn tối, vừa dọn dẹp xongthif mẹ lại hướng dẫn em học. Khi mọi công việc xong xuôi, mẹ mới bắt đầu làm những công việc ở cơ quan còn dỡ dang. Em thầm nghĩ, một ngày có lẽ mẹ làm việc hơn hai phần ba thời gian. Em mong sao mình chóng lớn để giúp mẹ một số công việc cho mẹ đỡ vất vả hơn.
Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....
Cô Ê- mi-li kính mến !
Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.
Thưa cô Ê-mi-li !
Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.
Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.
Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:
Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".
Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.
Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.
Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?
Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.
Cháu mong chờ thư của cô.
Cháu vô vàn yêu quý cô
Thực hiện đề bài thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng Charlie và nhà máy sô-cô-la.
Bước 1: Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho buổi thảo luận, hãy liệt kê tên của các nhân vật có thể tạo nên các ý kiến trái chiều ở người đọc.
Sau đó, chọn một nhân vật khiến em băn khoăn nhất và chia sẻ quan điểm của em với các bạn trong nhóm.
Ví dụ: Ông Quơn-cơ là người cấu hay người tốt khi “cố tình” đưa năm đứa trẻ vào chuyến tham quan đầy thử thách tại nhà máy sô-cô-la để tìm ra đứa trẻ “kế thừa” nhà máy?
Sau khi lựa chọn xong nhân vật, em và các bạn trong nhóm chia làm hai đội: đội ủng hộ và đội phản đối.
Để chuẩn bị cho phần trình bày của mình, em cần đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần tóm tắt các truyện khoa học viễn tưởng và tiến hành xây dựng lập luận ủng hộ/ phản đối nhân vật dựa trên mẫu sau:
Nhân vật được tôi ủng hộ/ bị tôi phản đối vì: Lí lẽ: ……………………………….. Bằng chứng 1: ………………………. Bằng chứng 2: ………………………… |
Bước 2: Thảo luận
Em và các bạn trong nhóm chia thành hai đội theo danh sách đăng kí và tiến hành thảo luận theo ba bước như sự hướng dẫn trong SGK:
- Trình bày ý kiến
- Phản hồi ý kiến
- Thống nhất ý kiến
Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh trí tuệ dân gian ta qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Sau đây là một số câu tiêu biểu:
1. Một mặt người bằng mười mặt của.
2. Cái răng, cái tóc là góc con người.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5. Không thầy đố mày làm nên.
6. Học thầy không tày học bạn.
7. Thương người như thể thương thân.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.
Dưới hình thức những lời nhận xét, khuyên nhủ ngắn gọn, hàm súc, tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người, trong cách học hành và ứng xử hằng ngày.
Đưa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về con người và xã hội. về hình thức, chứng đều ngắn gòn, có vần, có nhịp và thường dùng lối so sánh, ẩn dụ.
Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:
Một mặt người bằng mười mặt của.
Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).
Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…
Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa:
Cái răng, cái tóc là góc cọn người.
Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:
Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !
Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch; rách >< thơm và sự đối xứng giữa hai vế: Đói cho sạch – rách cho thơm.
Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.
Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn: Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khó khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu truyền rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong còn hơn sống đục… có nội dung tương tự.
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.
Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…
Nghĩa của học ăn, học nói tương đôi dễ hiểu, còn thế nào là học gói, học mở! Về hai vế này có giai thoại sau đây. “Các cụ kể rằng, Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khỏi tung toé ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học”.
Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiện là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
Mỗi hành vi đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thông qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.
Học hành là công việc khó khăn, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:
Không thầy đố mày làm nên.
Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức).. Làm nên : làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp- Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chôn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trọng của người thầy.
Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. -Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sông theo đúng đạo lí làm người.
Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:
Học thầy không tày học bạn.
Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy. Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: không bằng. Nghĩa của cả câu là: Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm: Tự học là cách học có hiệu quả nhất.
Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.
Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lức, học suốt đời.
Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên ?
Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dùng lời nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.
Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi và chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là tài sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.
Hai câu tục ngữ trên một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.
Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái:
Thương người như thể thương thân.
Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.
Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.
Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).
Câu 8: Nói về lòng biết ơn:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Quả: hoa quả. Cây: cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây: người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.
Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.
Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo… Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh, bảo vệ đất nước…
Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.
Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao Ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Câu này xuất phắt từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.
Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chồng thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.
Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dễ hiểu và thấm thía, nhớ lâu. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.
Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác dụng to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.
Tham khảo:
Hình ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình. Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn. Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.
có nghĩ là viết 1 đoạn hội thoại giữa bạn và bạn của bạn nói về bộ phim spider Man
Xi-xin-li-a ngày ... tháng ... năm ...
Bố kính mến!
Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.
Thưa bố!
Vừa qua, cũng vhinhs vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chũng con chơi không bao giờ chán.
Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng : "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".
Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.
Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là ngồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.
Vậy mà con đã...!
Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng dắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.
Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!
Bố kính yêu!
Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...
Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!
Bố kính mến của con!
Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.
Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng : Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Mong bố tha thứ cho con . Kính chúc bốmạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!
Con trai của bố
En-ri-cô
Bố kính yêu của con! Thưa bố, con đã vô cùng xúc động khi đọc thư của bố. Con đã đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần và giờ đây nó đang ở trong túi ngực áo chỗ gần trái tim con. Đọc thư bố con nhận ra sự hi sinh vô cùng lớn lao của mẹ dành cho con mà đến bây giờ con mới biết. Con thật xấu hộ vì hành động mà mình đã gây ra. Nếu không có sự phân tích thấu đáo và nghiêm khắc của bố thì con đã không thấy hết sự nghiêm trọng của lỗi lầm. Bố ơi! Con thật bất hiếu có phải không bố? Con đang được sống trong tình thương yêu và sự chăm sóc hết mực của bố mẹ, thế mà con lại không biết trân trọng, giữ gìn. Con lại có những hành động ngu ngốc để bố mẹ phải phiền lòng vì con. Trưa nay lúc mẹ đi làm về con thấy lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt tái nhợt vì mệt mỏi, con lại càng ân hận và thấy thương mẹ vô cùng. Sau bữa chơm chiều nay, con sẽ đến bên mẹ, xin mẹ tha thứ. Lúc đó, con muốn bố có mặt để chứng kiến có được không bố? Bố ơi! Con xin lỗi bố! Mong bố tha thứ cho con. Từ nay mỗi khi con vi phạm khuyết điểm, bố lại giúp con như thế nào bố nhé! Và còn một điều này nữa, bố hãy cho phép con hôn bố mỗi tối trước khi đi ngủ, được không bố? Con yêu bố, con yêu mẹ nhiều, nhiều lắm ! […] En – ri – cô
Em tham khảo nhé:
1.
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
2.
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
ĐƠN XIN
GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ THỂ THAO
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thể thao ............
Tôi tên là .................................................................................................................
Sinh ngày .................................................. Nguyên quán: ........................................
Đơn vị công tác: ......................................................................................................
Sở trường của bản thân ............................................................................................
Sau khi tìm hiểu về Điều lệ Câu lạc bộ thể thao và hiểu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ mà người thành viên Câu lạc bộ, tôi tự nguyện làm đơn này xin được tham gia vào tổ chức Câu lạc bộ thể thao .........................................................
Nếu được kết nạp, tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Câu lạc bộ như thực hiện mọi nhiệm vụ của thành viên Câu lạc bộ, tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào mà ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ đề ra.
Trân trọng cảm ơn!
đơn chứ