Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những ngày cuối năm đang trôi nhanh trong cái háo hức của mọi người. Góp mình vào sự rộn ràng ấy, những cành mai cũng nở rộ để đón chào nàng xuân. Mới mấy hôm trước, trên thân cây mới chỉ là những mầm non nhỏ bé mới nhú. Mà hôm nay, cả cây mai đã khoác lên mình chiếc áo vàng ruộm rực rỡ. Những bông mai vàng năm cánh mọc thành từng chùm, kết thành từng cụm chói sáng. Dưới ánh nắng của mùa xuân, có lúc em không phân biệt được đó là màu vàng của hoa mai hay là màu của ánh nắng bị phản chiếu. Cùng với hoa mai vàng là những chiếc lá non tơ màu xanh non, óng ánh lên trong ánh sáng chan hòa ngày mới. Tất cả kết hợp lại với nhau, tạo nên vẻ đẹp ngất ngây cho cây hoa mai mỗi khi Tết đến xuân về.
Bạn tham khảo nha:
Biểu tượng hoa sen tươi thắm chứng minh sự cao đẹp , mượt mà của nhân dân dân ta . Hoa sen đẹp như chính tâm hồn của người Việt Nam . Mỗi khi nhìn ngắm chúng , tôi cảm thấy mình thật yêu đời và tự hào là con rồng cháu tiên . Hoa rất nhiều loại và có vẻ đẹp sắc thái khác nhau . Nhưng chúng đều có đặc trưng riêng làm cho ai nhìn vào cũng say đắm . Càng nhìn , tôi cảm thấy con người Việt thật dũng mạnh , đã góp nhiều công lao về cho tổ quốc . Tôi mong sau này nền văn hóa sẽ phát triển phồn vinh hơn nhưng đồng thời giữ lại những vẻ đẹp tươi thắm của ông cha ta .
Tôi sinh ra ở mảnh đất miền Trung yêu dấu. Và có lẽ mỗi chúng ta đều nhận ra tác động của biến đổi khí hậu đến mảnh đất quê hương tôi. Hạn hán kéo dài hơn theo từng năm. Thời tiết trở nên khắc nghiệt khiến mặt đất khô cằn. Xâm nhập mặn có những diễn biến phức tạp. Càng nghĩ tôi càng thương cho quê hương của mình...
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1.
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
2.
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.
Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.
Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!
Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?
Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.
Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.
"Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.
Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.
Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.
Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.
Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.
Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.
Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.
Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.
Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.
Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.
hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm
Tham khảo:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên ở một vùng đất vô cùng khó khăn khắc nghiệt, họ xuất thân từ những gia đình nghèo khổ, nhưng bản thân họ luôn biết cố gắng phấn đấu để thoát khỏi tình trạng đó. Đúng như câu nói này đã thể hiện: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn ở đây có thể là một biểu tượng để nói về hoàn cảnh sống khắc nghiệt, nghiệt ngã của một cá nhân và một tổ chức nào đó, họ phải sống trong những hoàn cảnh sống thiếu thốn, nhưng họ không vì những yếu tố đó mà gục ngã và bỏ bê cuộc đời của mình, biết phấn đấu và tạo nên những điều tuyệt vời nhất, ở đây nghĩa đen của nó vẫn thể hiện được bản chất và ý nghĩa của câu nói đó, cây hoa dại, đó là những cây hoa, mọc vô bờ không được chăm sóc, nó mọc lên ở những vùng đất khô cằn, những cây hoa mà được chăm sóc chu đáo, cho ra những vùng đất khô cằn này, chưa chắc nó có thể sống được, bởi lẽ nó không thể chịu được môi trường khắc nghiệt này.
Nghị lực mà câu nói trên thể hiện đó là biểu tượng to lớn nói về nghị lực và ý chí, niềm tin mà con người đã đặt cho cuộc đời của mình, những hiện tượng đó đã hàm chưa và mang bao nhiêu những suy tưởng và ý nghĩa đẹp, từ một hiện tượng thiên nhiên, chúng ta có thể liên tưởng đến phẩm chất của con người, mỗi người chúng ta cần phải sống và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, mặc dù sống trong điều kiện khó khăn và vô cùng khắc nghiệt cũng không thể gục ngã, mà vẫn phải chống chọi đối diện với nó để đạt được những thành quả to lớn và có nhiều ý nghĩa nhất.
SỨC SỐNG TIỀM TÀNG
Trong vùng đất khó khăn đó những cây hoa dại vẫn mọc lên và nở cho chúng ta những chùm hoa thật đẹp, đó là một điều vô cùng đáng khen ngợi, khô cằn, không có điều kiện để sinh sôi và phát triển nhưng hoa của cây hoa dại này vẫn mọc và ở ra những chùm hoa đẹp. Qua đây chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa mà câu nói này đã đem lại, chỉ những con người có niềm tin kiên cường, bất chấp hết những khó khăn, và gian nan để có thể tự thích nghi với hoàn cảnh sống, họ luôn kiên cường và vững bước trên đôi chân của mình. Con người nếu có ý chí, lòng kiên định thì không có gì là không thể vượt qua. Ý chí sắt đá và sự quyết tâm giúp cho co người đạt được những gì mà họ mong muốn.
Trong thiên nhiên chúng ta cũng có thể thấy những dẫn chứng xác thực nhất đó là trong những điều kiện khó khăn ví dụ như ở xa mạc, chỉ có loài cây xương rồng mới có thể sống ở vùng đất này, nó vẫn đem lại cho con người những bông hoa đẹp nhất, hay trên các vách núi khô cứng mặc dù hoàn cảnh và địa hình không mấy thuận lợi nhưng những cây hoa xuyến chi vẫn mọc và ra những bông hoa tươi tắn. Đây đều là thể hiện sức mạnh, sự tự tin và niềm tin, vững bước trong cuộc sống của mình, tất cả những điều đó làm nên một niềm tin và sức mạnh để có thể thích nghi với cuộc sống.
Xã hội ngày càng phát triển thì đặt ra cho con người rất nhiều những khó khăn cả những thử thách, đây có lẽ là lúc để thử độ kiên định của mỗi con người. Nếu người nào có một cách nhìn và thái độ tích cực họ sẽ không ngại khi đối diện với hoàn cảnh sống, và cho dù môi trường của họ có khắc nghiệt đến mức nào, họ cũng không dễ bị gục ngã. Đây được coi là bức tường vô hình để mọi người cố gắng vượt qua và đối đầu với nó.
Đúng như trong cuộc sống của mỗi chúng ta đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương sáng trong con đường phát triển đất nước, như Bác Hồ, dù ra đi tìm đường cứu nước, sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nơi đất khách quê người nhưng bác vẫn luôn cố gắng để có thể thích nghi với nó, và hoàn thành tốt mục tiêu mà mình đã đặt ra, đây là một tấm gương sáng trong cuộc sống và tâm hồn của mình.
Với một thái độ sống tích cực, bác không ngại đối diện với gian khổ, mặc dù biết bao nhiêu ngày tháng bị giam giữ trong nhà tù, bác vẫn luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục đích mà mình đã để ra, vẫn cố gắng xây dựng lý tưởng cố gắng cho dân tộc. Hay rất nhiều những tấm gương khác, trong hoàn cảnh khó khăn họ cũng không đánh mất chính mình, mà luôn ý thức được trách nhiệm và thái độ sống của mình một cách đúng đắn nhất.
Trong nhiều trường hợp như của thầy Nguyễn Ngọc Ký mặc dù không có tay để viết chữ, nhưng người vẫn luôn luôn kiên trì và rèn luyện bản thân mình một cách tự giác và cố gắng để trở thành một người thầy giỏi của dân tộc Việt Nam. Đây đều là những tấm gương đáng phải học hỏi và khen ngợi.
Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính kiên trì và bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn và thử thách, không thể để khó khăn và thử thách đó làm lu mờ đi ý chí và sự quyết tâm của chính mình, bởi dân tộc ta đã từng nói : “ có công mài sắt có ngày nên kim”.
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn, lạc lõng, thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa bé nhỏ ấy vẫn kiên cường, hiên ngang. Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng
Chiến thắng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống, nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa nắng gắt để thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nóng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là một phép màu của Chúa, là một trong rất nhiều những kì diệu của cuộc sống này, như một câu chuyện cổ tích. Và hơn nửa, đó là một trong những bài học giản dị, sâu sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta.
Trong đời,ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức… Tất cả như đám mây đen khổng lồ, che lấp những tia sáng của tưong lai, làm cho chúng ta kiệt quệ, mỏi mòn,mất ý chí chiến đấu, muốn buông xuôi. Và đây vâng là lúc chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết sẽ ảnh hưởng đến quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm, bản lĩnh, sự quyết đoán… tất cả sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất.
Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn cho dù họ vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến mức cuối cùng. Họ nhận thức được rằng, một khi họ buông xuôi, họ sẽ mất tất cả. Công sức học hành bấy lâu, tiền bạc, thời gian… những thứ đó sẽ tan biến nhưng với đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban một món quà mà không phải ai cũng có: nghị lực. Với món quà đó, họ đã biến những nỗi tủi nhục, đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có ít loại khí tài nào trên Trái đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy. Và ánh sáng đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn, rách nát nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng ừng mũi gai đau đớn, bằng máu và nước mắt…
"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì nhũng mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió Lời hứa ghi trong tim mình. Vẫn bước đi hiên ngang đâu ngẩng cao…”
(Trích bài hát "Đường đến ngày vinh quang")
Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế; bên cạnh đó vẫn có những kẻ hèn nhác, yếu đuối, chưa gì đã từ bỏ những ước mơ của mình. Họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc đời vô vị, chán ngắt thẩm chí là tàn tạ, vật vờ. Họ như một chiếc bóng lẻ loi đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã hội nhộn nhịp, năng động này. Suốt đời lẩn tránh, sông ủ rủ và khi về già, chắc chắn họ sẽ nuôi tiếc những tháng ngày lãng phí, không sống hết mình. Hối tiếc vì đã chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm cho đời.
Vâng, chúng ta sẽ vượt qua tất ca khó khăn, trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng có nhiều gai đi thế nào chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang, của thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con đường này" không có dấu chân của kẻ lười biếng". Thân xác có thể tà tơi, mỏi mệt nhưng ý chí ta vẫn luôn tồn tại một hạt giống – hạt giống của khát vọng, của hoài bão – rồi nó sẽ đâm chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa dại đẹp đẽ đẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những giấc mơ. Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm tay vào đỉnh vinh quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng vầng dương sẽ cài lên vai chúng ta vinh quang của những người chiến thắng, ta sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yêu mềm của bản thân và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều khắc nghiệt của thiên nhiên đã nở và…
"Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi. Và chúng ta là người chiến thắng
Đường đến những ngày vinh quang không còn xa…”
Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta sẽ phải chiến đấu một cách ngoan cường. Hãy sống và đấu tranh sao cho đến lúc sức tàn lực kiệt, ta không phải hối tiếc về những tháng ngày tuổi trẻ bị hoài phí. Những gian truân, vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi con người. Vì loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu chân mà chúng ta đã in trên đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô thắm cho bước tranh cuộc sông muôn màu kia, như loài hoa dại ấy đã gợi nên sức sống cho vùng sỏi đá khô cằn.