K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

- Nhan đề đặt ra một câu hỏi với đọc về việc đánh giá đất nước Việt Nam ta.

- Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.

+ Luận điểm 2: Bằng chứng chứng minh cho sức mạnh của đất nước Việt Nam khi trải qua các cuộc chiến tranh suốt hơn bốn thập kỉ qua.

+ Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.

+ Luận điểm 4: Tâm thế lớn, cách nhìn nhận về đất nước.

13 tháng 9 2023

 Từ nhỏ trong nhan đề văn bản không chỉ hiểu theo kích cỡ, diện tích lãnh thổ của nước ta với các nước khác mà nó còn có thể hiểu theo nhiều ý khác như: tinh thân dân tộc,, lịch sử, văn hóa, con người.... Nhan đề đã đặt ra câu hỏi với người đọc về việc Việt Nam ta là một quốc gia giàu mạnh hay yếu kém, phát triển hay không phát triển. Nội dung của bài sẽ trả lời cho câu hỏi này.

- Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Luận điểm:

13 tháng 9 2023

“Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”? là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội ngày nay. Với những lịch sử hào hùng, đầy tự hào từ thuở cha ông khai sinh lập địa tới nay, mỗi chúng ta đều có thể ngẩng cao đầu với các nước khác khi giới thiệu, khẳng định về đất nước nghìn năm văn hiến của chúng ta. Mặc dù vậy, nước ta có nguy cơ tụt hậu vì chiến tranh và tâm thế nhỏ của một số người mặc cảm về đất nước nhưng đừng vì những điều nhỏ bé đó mà làm đánh mất đi sự vẻ vang, tự hào khi nói về Việt Nam. Hãy nhìn vào những mặt tích cực, những điều tốt đẹp mà cha ông dành cho chúng ta, những điều mà biết bao thế hệ phải đánh đổi bằng xương máu của mình để lại cho con cháu bây giờ. Để rồi từ đó, mỗi chúng ta hãy cần phải biết phát huy, bảo vệ những điều vốn có để giúp đất nước ngày một phát triển hơn.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

"Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” là một trong những vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay. Thật đáng buồn là hiện nay, trong xã hội vẫn có những cá nhân cho rằng Việt Nam là một quốc gia yếu kém về mọi mặt từ kính tế, văn hóa đến xã hội. Họ so sánh một cách chủ quan Việt Nam với các quốc gia siêu cường khác như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc... Họ so sánh mà không nhìn vào lịch sử dân tộc, về những đau thương dân tộc ta đã trải qua. Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh với tâm thế là một nước chiến thắng mang trên mình những vết thương chiến tranh. Chúng ta bắt đầu phát triển muộn hơn các nước khác nhưng quá trình phát triển lại nhanh hơn. Việt Nam đang ngày một phát triển và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, nhận được sự tôn trọng của rất nhiều quốc gia. Như vậy có thể thấy, Việt Nam ta không nhỏ, chúng có lịch sử hào hùng, có những con người đáng tự hào đang ngày đêm xây dựng và bảo vệ đất nước.

13 tháng 2 2023

1.  Thủ đô là nơi ''đầu não'' của một quốc gia, tập trung kinh tế, chính trị của đất nước

2. Thể loại: Chiếu

Bố cục: 3 phần

3. Nghị luận về tầm quan trọng của việc rời đô

4. Ở Hoa Lư. Vì vua Lý có tầm nhìn sâu rộng, nhìn ra vị trí ''thiên thời, địa lợi'' của đất nước

5. Thế ''rộng cuộn hổ ngồi'', "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi", “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước".

chị ơi cho em hỏi khi nào là bài thi/kiểm tra của các bạn không được trả lời ( nếu làm sẽ bị xóa ) với bài được giải thế ạ? Em thấy chúng đều là đọc hiểu nên không biết phân biệt thế nào đây chị ơi?

27 tháng 2 2019

Đáp án

a. Mở bài (0.5đ)

   - Nước Đại Việt ta là đoạn trích mở đầu trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đoạn trích là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.

   - Thôi thúc từ tinh thần ấy, mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích: Tinh thần tự hào dân tộc (2đ):

      + Sự ngưỡng mộ, tự tôn về những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.

      + Ý thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

      + Là biểu hiện kết tinh song hành cùng lòng yêu nước.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

* Biểu hiện của tinh thần tự hào dân tộc:

      + Nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc.

      + Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế, mang những vẻ đẹp về giá trị cốt lõi của dân tộc mình đến thế giới.

      + Tự hoàn thiện bản thân, sống có ích, tử tế, có đam mê và hoài bão.

* Tại sao chúng ta có tinh thần tự hào dân tộc?

      + Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để ghi tên mình vào bản đồ thế giới, mang lại ấm no cho nhân dân của Việt Nam trải qua không ít khó khăn, gian khổ. Dân tộc ta đã vượt qua tất cả, để “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

      + Chúng ta có nền văn hiến lâu đời, có kho tàng văn chương phong phú, có các di sản vật thể và phi vật thể đại diện của nhân loại, có những vị anh hùng, hiền triết nổi danh thế giới (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...).

      + Chúng ta có những truyền thống tốt đẹp làm rạng danh dân tộc: yêu nước, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết...

   - Bình luận (2đ):

      + Tự hào dân tộc là tinh thần đáng trân quý và hoàn toàn đúng đắn.

      + Tuy nhiên, không nên tự hào dân tộc mù quáng, thái quá mà vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác.

      + Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. Thế hê trẻ phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình: có ý thức trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc, ra sức tìm tòi, học tập từ bạn bè quốc tế, tự hoàn thiện bản thân, sống xứng đáng với thế hệ đi trước đã đổ xương máu để chúng ta được hưởng nền hòa bình tự chủ như hôm nay.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị và sự cần thiết của việc hun đúc ở mỗi người tinh thần tự hào dân tộc.

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

27 tháng 1 2021

-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.