Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất.
Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. => Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu
1. Trong câu hỏi cậu, tớ xin phân tích thành 2 ý, nhưng chỉ trả lời được ý một thôi..:
- Binh Tư làm nghề ăn trộm. Vì vậy, bảo chó cũng là một trong những dụng cụ hữu hiệu của hắn. Tớ nghĩ, thầy giáo luôn coi Lão Hạc là một con người rất lương thiện. Nên khi nghe thấy chính một kẻ làm nghề ăn trộm nói lão xin bả chó, đã khiến thầy giáo bàng hoàng. Mất một con người lương thiện bị cái nghèo cái đói hóa xấu xa, quả là một cái đáng buồn, vì vậy, cuộc đời cứ mỗi ngày lại trở nên đáng buồn hơn.
-
1. Tại sao khi biết lão Hạc xin bả chó " tôi thấy cuộc đời thật đáng buồn" nhưng chứng kiến cái chết của lão Hạc thì nhân vật "tôi" lại nghĩ khác.
- Khi biết lão Hạc xin bả chó nhân vật "tôi" thấy cuộc đời thật đáng buồn vì nhân vật "tôi" nghĩ rằng khi con người ta lâm vào khó khăn thì từ bản chất lương thiện chuyển sang bỉ ổi, độc ác. Như Ông Giaó nghĩ về Lão Hạc khi lão xin bả chó của Binh Tư.
- Nhưng không , Lão Hạc không xin bả chó để làm việc xấu mà để kết liễu đời mình. Nhân vật "tôi" trong lúc đó chứng kiến cảnh Lão Hạc chết thì thấy cảm thông, thương xót cho số phận của Lão Hạc.
Tham khảo!
chao ôi!.. Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che ..ích kỉ che lấp mất
- Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
- Trước cách mạng tháng tám
- Ông giáo
- Tự sự xen biểu cảm
- Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
- Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
- Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
- Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
- Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
- Trước cách mạng tháng tám
- Ông giáo
- Tự sự xen biểu cảm
- Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
- Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
- Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
- Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
1. - Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi” như:
+ Chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách – “ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”.
+ Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí, bình luận:“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…”
=> Có sức thuyết phục đặc biệt.
2.Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về C/S và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?
- Cuộc sống:
Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
- Phẩm chất:
Dù trong hoàn cảnh khó khăn, éo le, bị đầy vào bước đường cùng nhưng ở chị Dậu vẫn toát lên được phẩm chất đáng quý của người phụ nữ: Đảm đan, yêu thương chồng con, người vợ hiền dịu vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Còn ở nhân vật lão Hạc , là một người giàu lòng vị tha, tình yêu thương con cháy bỏng , sự hy sinh cao cả và lòng tự trọng.
2.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Suy nghĩ cúa ông giáo thế hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Theo nhà văn, chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Tác giả đã đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để cảm thông và thấu hiểu những tâm trạng họ phải trải qua. Đây đúng là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn và sâu sắc, đầy tính nhân văn của nhà vàn Nam Cao. Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.