Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/. Rạng đông, mặt trời mỉm cười với sự vật nào?
b. Với năm cánh hoa mịn.
2/. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?
c. Bạn có thích bài hát đó không ?
3/. Những giọt sương trả lời như thế nào ?
b. Đó là tiếng thánh thót của chúng tôi.
4/. Qua lời của bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau ?
c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
5/. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?
b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu được nhau.
6/. Từ ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người là:
a. Quyết chí.
7/. Trong câu “Mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” từ láy là:
c. Dịu dàng.
8/. Trong câu “Bông hoa tỏa hương thơm ngát.” tính từ là:
d. Thơm ngát.
9/. Câu thành ngữ “Chơi diều dứt dây” có nghĩa là:
b. Mất trắng tay.
10/. /. Em đến nhà bạn chơi, thấy em gái của bạn vẽ rất đẹp. Câu hỏi nào dưới đây thể hiện thái độ khen em gái của bạn:
d. Sao em gái bạn vẽ đẹp thế?
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con nông dân ra đồng gặt lúa chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô. Tiếng nói, tiếng chào nhau nhộn nhịp.
Đật ở âm giữa
Câu 1.
a. Điền ch hay tr vào chỗ trống cho phù hợp.
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con nông dân ra đồng gặt lúa chiêm. trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô. Tiếng nói, tiếng chào nhau nhộn nhịp.
b. Khi viết dấu thanh phải đặt ở âm nào?
Khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Thí dụ: lá, mạ, mắt, thịt, bút, ...
- Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng 2 chữ cái) thì chia làm 2 trường hợp:
+ Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính.
Chúc em học giỏi
Em thích cách cảm nhận: Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như bừng sáng sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.
Anh Kim Đồng
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
. Em hãy điền vào chỗ trống (…) l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Con cò …lặn …lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc …nỉ …non
Lúa chiên …lấp …ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà …lên.
Tham khảo!
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
(Tố Hữu)
Bài thơ:
Lòng biết ơn
Tác giả: Tú Yên
Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy
Ta có thêm một ngày mới để yêu thương.
Xin mang ơn những buổi hoàng hôn vươn
Ta có được bữa cơm gia đình hạnh phúc.
Xin biết ơn giấc mộng đầy cảm xúc
Ta có thể rèn tâm thức được bình yên.
Nếu một mai ra đi trong an nhiên
Ta sẽ mỉm cười với lòng đầy cảm kích.
Bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.
Tham khảo
Đoạn thơ được trích trong bài thơ "Việt Nam thân yêu" của tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện được tình yêu, sự ngợi ca dành cho vẻ đẹp của đất nước của tác giả. Bài thơ với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình dân tộc, đã thể hiện được tình cảm tha thiết dạt dào mà tác giả dành cho quê hương, đất nước của mình. Câu thơ đầu tiên tựa như một lời gọi cảm thán với đại từ "ta" thể hiện được niềm tự hào dân tộc tha thiết và dạt dào dành cho đất nước Việt Nam. Câu thơ thứ hai đã ca ngợi vẻ đẹp đặc trưng của Việt Nam đó là những cánh đồng lúa mênh mông tít tắp dài đến tận chân trời. Cùng với đó là hình ảnh của những cánh cò trắng bay lả rập rờn trên những cánh đồng lúa vàng ấy. Chẳng những thế, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam còn được thể hiện ở hình ảnh của đỉnh núi Trường Sơn quanh năm phủ mây mù sương khói. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên của quê hương, đất nước Việt Nam và tình yêu quê hương, niềm tự hào dạt dào da diết của tác giả.
a. Từ chỉ hoạt động của người, vật: nổi lửa, vấn khăn, xách điếu, tát nước, tìm về, tung lưới, bắt cá, nở.
b. Từ chỉ trạng thái của người, vật: buồn, nhớ, đỏ
ênh
ên
Quê em có dòng kênh xanh
Nước về đồng ruộng dập dềnh sóng xao
Mặt trời tỏa nắng trên cao
Soi gương mặt nước dạt dào nên thơ.