K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ SỐ 7. 1. Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 1? ( 1,0 điểm) 2. Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học kinh nghiệm gì? ( 1,0 điểm) 3. Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tương tự như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. (1,0 điểm) 4. Tìm cụm danh từ trong các câu sau: ( 1,0 điểm) a. Khi công chúa sắp...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 7. 1. Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 1? ( 1,0 điểm) 2. Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học kinh nghiệm gì? ( 1,0 điểm) 3. Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tương tự như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. (1,0 điểm) 4. Tìm cụm danh từ trong các câu sau: ( 1,0 điểm) a. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. b. Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. 5. ( 6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Kỉ niệm về mái trường, về thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niêm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.
0
15 tháng 11 2017

a) Trong bài có các cụm từ đc lặp lại :

+ tiếng gà trưa ( khổ 1 ;2)

+ từ hằng năm ( khổ 5)

+từ vì ở câu cuối

b) việc lặp lại những từ ngữ ấy nhằm lằm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh

từ nghe làm nổi bật cảm xúc dâng trào trong lòng chiến sĩ

từ này để chỉ con gà mái mơ, mái vàng

tù hằng năm nhấn mạnh về thời gian

tù vì khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ

15 tháng 11 2017

ngu thế

Ai giúp em với ạ, em đang cần ngay Trong những ví dụ dưới đây phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa nào được sử dụng và nó đem lại hiệu quả tu từ gì? (Phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa bao gồm : ẩn dụ tu từ , nhân hoá , ẩn dụ bổ sung , hoán dụ tu từ , khoa trương , nói giảm...) A) Nhớ chân người bước lên đèo Người đi rừng trông theo bóng người. _Tố Hữu B ) Nhà ai vừa chín quả đầu Đã nghe xóm...
Đọc tiếp

Ai giúp em với ạ, em đang cần ngay

Trong những ví dụ dưới đây phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa nào được sử dụng và nó đem lại hiệu quả tu từ gì? (Phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa bao gồm : ẩn dụ tu từ , nhân hoá , ẩn dụ bổ sung , hoán dụ tu từ , khoa trương , nói giảm...)

A) Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng trông theo bóng người. _Tố Hữu
B ) Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng. _Phạm Hổ
C) Nhìn xuống sân thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trâng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non. _Nguyễn Thái Vận
D) Ôi chú chim tu hú
Chẳng quên việc của mình
Đánh thức mùa vải dậy
Ngọt dần với bình minh. _Nguyễn Viết Bình
E) "_Nhưng mà đã thực mát tay chị em chưa?
_ Mát rồi , mát buốt lên cả tay rồi đây này !". _Đỗ Vĩnh Bảo
G) "Tháng chín , tháng mười , chim pít đã rủ nhau bay về từng đàn , tiếng hót ríu rít cứ xoay tròn trong nắng mai và gió rét căm căm." _Nguyễn Minh Châu
F). Em bé thuyền ai ra dỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm. _Huy Cận
H). Tôi cảm thấy mình đứng ở rìa trái đất đang lặng ngắm không gian , lòng tràn ngập cảm giác e sợ như khi đứng gần - một cái gì cao cả? _M.Goóc- ki

1
15 tháng 6 2019

mik moi lop 11 thoi

Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ. Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn...
Đọc tiếp

Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

3. Em hiểu gì về hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng?

4. Qua đoạn thơ trên, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa đối với bản thân mình.

5. Từ nội dung đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai tròi của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người.

2
14 tháng 12 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm)
3 - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.
4 .Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình...)

5.

15 tháng 12 2019

3)Mẹ dù vất vả làm lụng thế nhưng vẫn luôn yêu đời, luôn ngân nga câu hát mặc cho mồ hôi rơi. Còn tình cảm láng giềng rất gần gũi, chan hòa, là những kỉ niệm đẹp, theo vào cả những giấc mơ của tác giả. Cái tình cảm ấy đẹp, gắn bó, gần gũi tựa như hơi thở.
4)Quê hương là một nơi thiêng liêng, là điểm tựa vững chắc, gắn liền hơi thở, nhịp sống của mỗi con người.

18 tháng 9 2019

Giúp mình với mình cần gấp lắm đó làm ơn giúp mình hai câu đó thôi

19 tháng 9 2019

Câu 1.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì (nó) chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. (Còn) hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó (đã) mọc lên cây lúa vàng óng trĩu hạt. (Nó) lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Câu 2.

Bài ca dao có tính mạch lạc bởi được triển khai theo hành trình nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Đó là từ nhớ những miền đất, nơi chôn rau cắt rốn, đến nhớ những món ăn dân dã, những người chịu thương chịu khó, người thương trên mảnh đất quê hương ấy. Nỗi nhớ từ trừu tượng, không hình hài, chung chung rồi dần dần trở nên cụ thể, xác định, dạt dào.

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..] Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0
ai giỏi văn làm giúp mình bài này vs Phân Đọc hiểu(3đ) : "Nhắc đến Singapore, người ta nhắc đến một quốc gia có môi trường xanh- sạch- đẹp. Bất kì nơi nào có đảo quốc này từ sân bay, cầu vượt, các tòa nhà, thậm chí cả nhà vệ sinh công cộng cũng có cây xanh. Có được ' thiên đường nơi hạ giới' như vậy phải kể đến quyết tâm không nhỏ của chính phủ Singapore thể hiện qua các chính sách quản lí , giám...
Đọc tiếp

ai giỏi văn làm giúp mình bài này vs

Phân Đọc hiểu(3đ) :

"Nhắc đến Singapore, người ta nhắc đến một quốc gia có môi trường xanh- sạch- đẹp. Bất kì nơi nào có đảo quốc này từ sân bay, cầu vượt, các tòa nhà, thậm chí cả nhà vệ sinh công cộng cũng có cây xanh. Có được ' thiên đường nơi hạ giới' như vậy phải kể đến quyết tâm không nhỏ của chính phủ Singapore thể hiện qua các chính sách quản lí , giám sát môi trường. Cơ quan môi trường quốc gia Singapore đã đặt ra và thực hiện rất nghiêm các qui định, tiêu chuẩn vè môi trường xanh - sạch. Nhưng dù những chính sách của chính phủ có tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa mà ý thức người dân, những người chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không cao, không tự giác thì Singapore cũng không thể trở thành một quốc gai xanh- sạch như hiện nay. Tại các hộ gia đình, người dân luôn chấp hành việc phân loại rác thải vào các túi rác đã được quy định để thuận tiện cho việc tái chế rác. Tiêu thụ ăng lượng cũng ' đóng góp' không nhỉ vào lượng khí thải gây hiệu ưng nhà kính. Chính vì vậy, thói quen tắt thiết bị điên khi không có nhà đã trở thành văn hóa của người Singapore...."

Câu 1(0,5đ) Đoạn văn trên đề cập đến hiện tượng gì?

Câu 2(0,5đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng ?

Câu 3(1đ) theo tác giả nguyên nhân khiến Singapore trở thành một quốc gia có môi trường xanh- sạch - đẹp là gì?

Câu 4(1đ) Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh (chị ) rút ra được từ nội dung của đoạn ngữ liệu trên là?

Làm văn(7 đ) Từ nội dung của đoạn ngữ liệu trong phần đọc hiểu anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận( khoản 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về thói quen xả rác nơi công cộng của người dân Việt Nam

0