Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.
Tôi cảm thấy như mình đang nghe lời đồng dao dịu dàng vang lên, những giai điệu của quê hương nằm trong từng câu chữ. Từ câu đầu tiên "Công cha như núi Thái Sơn", tôi thấy sự vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy của cha. Cha như núi Thái Sơn đại diện cho sự bền vững và lòng hi sinh vô điều kiện mà cha dành cho gia đình. Tôi không thể không cảm phục sự đồng lòng và sức mạnh cùng nhau trong gia đình. Từ câu thứ hai "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", tôi cảm nhận được sự ôn hoà, mềm mại và không điều kiện từ mẹ. Mẹ là nguồn nước tươi ngon, mang lại sự sống và làm mát lòng người. Tôi biết ơn mẹ vì tình yêu và hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho con. Cảm giác ấm áp và yêu thương tiếp tục được thể hiện trong câu tiếp theo "Một lòng thờ mẹ kính cha". Tôi hiểu rằng bằng cách tôn trọng và yêu thương cha mẹ, tôi trở thành một người con hiếu thảo và làm tròn đạo con. Câu thơ này nhắc nhở tôi về trách nhiệm của một người con, để tôn trọng và quan tâm đến cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ mà là một phần cuộc sống của chúng ta. Từng câu chữ trong bài ca dao này như một tràng hoa thắm tươi mát, nó gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Bài thơ này đã truyền tải một thông điệp quan trọng về gia đình và giá trị hiếu thảo.
Bài ca dao trên là lời ca ngợi của đứa con dành cho công ơn dưỡng dục trời bể của người cha. Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh "Cha" với "những hạt mưa rào" cho con uống mát biết bao lần để gây ấn tượng với người đọc. Dù có bao khó khăn vất vả đi chăng nữa thì người cha vẫn là người mang đến những điều tốt đẹp nhất cho đứa con của mình. Chính công ơn dưỡng dục ấy đã nuôi lớn đứa con bé bỏng ngày nào lớn khôn trưởng thành. Và người con ấy vẫn ghi như tạc lòng câu nói "Công cha như núi Thái Sơn trong lòng". Một lần nữa ta lại bắt gặp một hình ảnh so sánh độc đáo "công cha" - núi Thái Sơn đẻ tôn vinh công ơn sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của người cha ấy. Qua đó, bài ca dao là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy trân trọng thời gian còn cha ở bên cạnh. Cố gắng hoàn thành chữ "hiếu" trọn vẹn, đừng khiến mẹ cha phải phiền lòng vì bản thân.
Bài ca dao ấy là lời nhắn nhủ tới những người làm con về công lao trời biển của cha mẹ. Tình cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể nhìn thấy hay sờ nắn được. Vì vậy, để người đọc có thể dễ hiểu và tưởng tượng hơn, tác giả dân gian đã so sánh công cha, nghĩa mẹ với các sự vật cụ thể. Đó là núi, là biển - hai sự vật mang tính biểu tượng cho sự to lớn, vĩ đại, vững chãi và bất tận của tình yêu cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng yêu thương, che chở, bảo vệ cho con của mình. Họ là ngọn núi lớn, là biển rộng mênh mông, không gì có thể vượt qua họ để tổn hại đến đứa con bé bỏng phía sau. Sự vĩ đại của cha và mẹ được khắc họa trong bài thơ ấy, chính là lời nhắn nhủ đến chúng ta, phải sống sao cho xứng đáng với những tình cảm, hi sinh mà cha mẹ dành cho mình. Bài học về đạo làm con ấy, em mãi luôn mang theo trong long mình.
Công cha mẹ giống như núi Thái Sơn. Không gì có thể yêu con bằng cha mẹ.Nhưng con cũng phải biết kính trọng những công lao của bố mẹ.
Cho like đi
Em tham khảo:
Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái(Mở bài). Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.
tham khảo
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?
Ngàn bông hoa thắm kính thưa dâng thầy
Cho con cuộc sống hôm nay
Mừng ngày Nhà giáo ơn thầy chẳng quên!
Đây chỉ là bài tham khảo thôi nên nó chưa được hay lắm, mong bạn thông cảm.
Cảm xúc của tôi khi đọc bài thơ này là sự ấm áp và nhẹ nhàng. Nó khơi gợi trong tôi cảm giác lòng biết ơn, tôn trọng và lòng hiếu kính đối với cha mẹ, cũng như ý thức về trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối, gìn giữ những giá trị truyền thống. Bài thơ này thực sự tạo ra một sự rung động tinh thần, nhấn mạnh sự quý trọng của gia đình và giáo dục đạo đức trong việc hình thành con người.
THAM KHẢO THÔI NHÁ!!!!!!!!!!!!