K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

Chuyện kể về cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.Hôm ấy, cậu đến trường trễ.Trên đường đến trường cậu gặp bao nhiêu điều thú vị.Vượt lên những sự cám dỗ ấy, cậu ba chân bốn cẳng chạy đến trường.Trường học hôm nay im ắng như một buổi sáng Chủ Nhật.Nhìn qua khe cửa, Phrăng thấy cụ già Ho-de, bác phát thư và cả dân làng đến dự.Thay Ha-men hôm nay ăn mặc rất trang trọng.Nhìn thấy Phrăng thầy dịu dàng mời cậu vào chỗ ngồi.Rồi thay tuyên bố đây là buổi học pháp văn cuối cùng.Phrăng vô cùng ân hận vì mình không thuộc bài, chỉ mới biết viết, đọc tập toạng.Bài học hôm nay sao thầy giảng hay đến thế, Phrăng cảm thấy mình hiểu bài đến thế.Kết thúc buổi học thầy viết lên bảng dòng chữ:"Nước Pháp muôn năm".

22 tháng 8 2018

TÓM TẮT TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

22 tháng 8 2018

Bạn tham khảo nha!!!

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

2 tháng 2 2019

. Tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng của tác giả An-phông-xơ Đô-đê - Bài làm 1

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

2. Tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng của tác giả An-phông-xơ Đô-đê Ngữ văn 6 - Bài làm 2

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Qua những lời nói về việc học tiếng Pháp, cử chỉ, thái độ nhẹ nhàng của thầy, Phrăng đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức về tiếng mẹ đẻ, về việc học tập. Cho dù rất buồn khi phải rời xa mái trường đã gắn bó suốt bao nhiêu năm, không được dạy cho học trò chính ngôn ngữ của dân tộc, thầy Ha-men vẫn can đảm dạy cho đến cuối buổi học. Đồng hồ điểm 12 giờ, đứng trên bục thầy như đã mất hết sức lực, tái nhợt, xúc động không nói nên lời nhưng vẫn cố viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.

3. Tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng của tác giả An-phông-xơ Đô-đê - Bài làm 3

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm"

Học tốt

12 tháng 3 2016

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

Kể tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng

Buổi học cuối cùng đã đem lại cảm xúc cho tất cả mọi người

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp. 

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

12 tháng 3 2018

Tóm tắt nội dung chính văn bản "Buổi học cuối cùng".

Buổi sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đi học trễ và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thông thường, bắt đầu buổi học tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự bình lặng y như một buổi sáng Chủ Nhật. Thầy Ha-men thấy Phrăng lẻn vào lớp mà chẳng giận dữ và bảo cậu thật dịu dàng. Ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ với vẻ mặt buồn rầu. Thầy đã bước lên bục, rồi với giọng dịu dàng và trang trọng: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". Những lời nói ấy làm cho Phrăng sững sờ đến hối hận, cậu đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Cậu lúng túng không đọc được và ngay từ đầu cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩn đầu lên thế nhưng thầy ha-men không mắng Phrăng một lời. Cậu ngạc nhiên khi thấy bản thân mình chăm chú nghe thầy giảng bài đến thế. Bỗng đồng hồ điểm mười hai giờ, thầy Ha-men bèn quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM". Thầy đứng đó, đầu tựa vào tường, giơ tay ra hiệu: "Kết thúc rồi...đi đi thôi ! ".

26 tháng 4 2020

 Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Hok tốt!

 
27 tháng 4 2020

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 1

   Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 2

Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.

Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.

Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc.

Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 3

Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 4

Câu chuyện được kể bởi Phrăng về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Buổi học diễn ra với không khí khác lạ, trang nghiêm và đầy xúc động giữa thầy Ha-men và người dân địa phương.

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 5

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn, những điều này khiến cậu vô cùng ngạc nhiên. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Phrăng choáng váng, ân hận vì trước đây mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
hok tốt nhé

1 tháng 2 2018

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

2 tháng 4 2022

Tóm tắt:

Truyện được lấy bối cảnh tại khu Greenwich Village, Manhattan của thành phố New York, Hoa Kỳ, xoay quanh hai nữ họa sĩ trẻ tên là Xiu và Giôn xi đang sinh sống trong một khi nhà trọ. Cụ Bơ – men là một họa sĩ già đã ngoài 60 tuổi, cũng sống cùng khu với họ. Hằng ngày, cụ kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu để các họa sĩ trẻ vẽ lại. Cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa lần nào thực hiện được.

Vào mùa đông năm ấy, chẳng may Giôn – xi bị bệnh sưng phổi rất nặng, khó chữa khỏi. Bệnh tật đã khiến cô trở nên tuyệt vọng, hằng ngày qua cửa sổ cô nằm ngắm những chiếc lá thường xuân và có ý nghĩ sẽ lìa đời khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.  Xiu rất lo lắng, cô tìm mọi cách chạy chữa cho bạn mình nhưng vô ích. Giôn – xi ngày càng bi quan hơn, cô gái tội nghiệp cứ âm thầm đếm từng chiếc lá trên cây.

Cụ Bơ – men khi biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn xi đã rất bực, cụ măng um lên. Và ngay tối hôm đó, một đêm mưa bão bùng, cụ đã thức suốt đêm để vẽ chiếc lá thường xuân khi chiếc lá cuối cùng vừa rụng xuống. Chiếc lá này giống y như thật, nó đã khiến Giôn xi phải suy nghĩ lại vì chiếc lá này dù trong đêm mưa bão lớn vẫn không rụng. Nó tồn tại nuôi hi vọng khát khao được sống, được sáng tạo trong cô. Giôn xi dần khỏe lên nhưng cụ Bơ – men lại chết vì mắc bệnh sưng phổi sau cái đêm tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” để cứu Giôn xi.

Và bí mật của chiếc lá cuối cùng đã được Xiu tiết lộ cho Giôn xi khi báo tin cho bạn về cái chết của cụ Bơ – Men.

Ý nghĩa của truyện:

Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ – Men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời.

Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thể tạo ra. Chiếc lá – một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của  nghệ sĩ già đến với cuộc đời này.

14 tháng 3 2021

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Qua những lời nói về việc học tiếng Pháp, cử chỉ, thái độ nhẹ nhàng của thầy, Phrăng đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức về tiếng mẹ đẻ, về việc học tập. Cho dù rất buồn khi phải rời xa mái trường đã gắn bó suốt bao nhiêu năm, không được dạy cho học trò chính ngôn ngữ của dân tộc, thầy Ha-men vẫn can đảm dạy cho đến cuối buổi học. Đồng hồ điểm 12 giờ, đứng trên bục thầy như đã mất hết sức lực, tái nhợt, xúc động không nói nên lời nhưng vẫn cố viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.

#Tham khảo!

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhung em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

 

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dậy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-dát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi “Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù”. Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.