Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những ý cơ bản cần cho bài viết :
+ Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa của đợt thi đua : hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường.
+ Thực trạng : Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...
+ Biện pháp : Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).
- Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
- Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường)
- Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...)
- Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).
Bản kế hoạch chuẩn bị đại hội:
KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Chi đoàn:…
Trường:…
Năm học:….
Người lập kế hoạch: Nguyễn Thị Thu - Bí thư chi đoàn
I. Nội dung công việc
1. Viết dự thảo báo cáo
2. Dự kiến nội dung của đại hội và cách thức tiến hành
3. Xin ý kiến của Ban chấp hành đoàn trường và GV chủ nhiệm.
4. Họp Ban chấp hành để phân công công việc.
II. Thời gian hoàn thành
- Hoàn thành trước ngày 22/10 trước khi đại hội
Người lập kế hoạch
Phần bắt đầu trình bày:
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là .....
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ..... làm việc ở cơ quan ..... / công ty .....
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty ..... trong ..... năm .....
Phần trình bày nội dung chính:
- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án .....
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất .....
Phần Chuyển qua các chủ đề khác:
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải .....
Phần tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày:
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu ...
- Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu .....
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Dàn ý
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?
- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…
3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Bài làm tham khảo
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Kế hoạch lập kế hoạch cho khóa đào tạo tin học
Họ tên: ….
Nội dung công việc:
- Ghi tên đăng kí dự khóa học (đăng kí với người phụ trách, người quản lí lớp)
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lí để học việc học nghề không ảnh hưởng đến chương trình học tập chính khóa ( kiểm tra lịch học để phù hợp với bản thân, không trùng với thời gian chính khóa)
- Thuê máy vi tính để luyện tập thêm (thuê gần nhà, thuận tiện cho việc tập luyện)
Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.
a, Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:
- Thanh lịch là nét đẹp trong cách sống:
- Biểu hiện:
+ Lời ăn tiếng nói hàng ngày
+ Trong cách ăn mặc
+ Thái độ sống
- Nét thanh lịch của học sinh:
+ Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn
+ Ăn mặc chuẩn mực, phù hợp
+ Hòa nhã, chân thành với bạn bè
b, Nghệ thuật gây thiện cảm
- Gây thiện cảm là chìa khóa của thành công
+ Tạo được ấn tượng tốt đẹp khi giao tiếp
+ Tạo ra thuận lợi với việc học hành, công việc, sự phấn đấu vươn lên
Gây thiện cảm bằng:
+ Thấu hiểu đối tượng
+ Lựa chọn cách tiếp xúc, giao tiếp phù hợp
+ Có sự dí dỏm, tinh tế khi nói chuyện, tạo không khí thân mật
+ Để người khác tin vào năng lực, tình cảm của mình
c, Thần tượng lứa tuổi học trò
- Thần tượng là sự yêu mến, cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt của người nào đó
- Đó là mục tiêu chúng ta phấn đấu hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, động lực cho chúng ta học tập
- Thần tượng của giới trẻ:
+ Các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…
+ Tuy nhiên nhiều bạn trẻ tôn thờ thần tượng hơi thái quá
- Thần tượng cần sáng suốt, không mù quáng
+ Yêu quý phải thể hiện có văn hóa
+ Thần tượng phải trở thành nguồn cảm hứng, động lực để ta học tập, phát triển bản thân
+ Tránh tôn sùng kiểu thái quá
d, Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
- Môi trường của chúng ta bị tàn phá, ô nhiễm nghiêm trọng do:
+ Sự thiếu ý thức, và vô trách nhiệm của bộ phận người trong xã hội
Hậu quả:
+ Môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm, đe dọa trực tiếp tới đời sống của con người
+ Thiệt hại về vật chất cho xã hội
- Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
+ Có hình thức xử phạt đối với những người tàn phá môi trường
e, An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người
An toàn giao thông mang lại hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng mất an toàn giao thông đang phổ biến, đáng báo động
Mất an toàn giao thông gây nhiều mất mát cho con người:
+ Tổn hại tới tính mạng con người: thương tích, mát mát, gánh nặng cho gia đình, xã hội
+ Gây thiệt hại về vật chất, tinh thần con người
Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức những người tham gia giao thông
+ Nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản, hiện đại