K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải...
Đọc tiếp

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?

2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này

3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải thích

4/Qua cuộc duy tân minh trị ở nhật bản, em hãy liên hệ 1 số chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay?

5/ So sánh cuộc duy tân minh trị với cách mạng pháp

6/So sánh giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa tư bản của nhật bản với các nước phương tây

Bạn nào làm được câu nào thì trả lời dưới cho mk nha. Không cần phải trả lời hết tất cả đâu.Mk sẽ tick cho.Mk cảm ơn nhiều

1
26 tháng 11 2016

1.Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

18 tháng 12 2016

câu 1

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.

Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

 

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Câu 3

Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :

-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .

-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .

-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.

- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .

- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .

Nhà nước của dân:

- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.

- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .

Nhà nước do dân :

- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .

- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .

- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân

* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :

+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn

+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Câu 4

nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.

+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 6: Vùng Đông Bắc

Câu 7: Tôn Trung Sơn

Câu 8: Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện

Câu 9: Vũ Xương

Câu 10: Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh

Câu 1. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.C. Đi theo cách mạng dân chủ tư  sản ở Pháp.D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.Câu 2. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra...
Đọc tiếp

Câu 1. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?

A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.

B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.

C. Đi theo cách mạng dân chủ tư  sản ở Pháp.

D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 2. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?

A. Chủ trương cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

B. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.

C. Chủ trương dùng bao động vũ trang đánh đuổi Pháp.

D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, cải cách xã hội..

Câu 3. Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?

A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

D. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

Câu 4. Hoạt động cách mạng bị Pháp hành hình nhưng vẫn ung dung làm thơ là

A. Nguyễn Đình Chiểu.                     B. Phan Văn Trị.

C. Hồ Huân Nghiệp.                         D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 5. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) triều đình Huế đã

          A. chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

          B. chính thức thừa nhận 3 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

          C. chính thức thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp.

          D. thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc kì.

2
19 tháng 4 2022

Câu 1. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?

A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.

B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.

C. Đi theo cách mạng dân chủ tư  sản ở Pháp.

D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 2. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?

A. Chủ trương cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

B. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.

C. Chủ trương dùng bao động vũ trang đánh đuổi Pháp.

D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, cải cách xã hội..

Câu 3. Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?

A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

D. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

Câu 4. Hoạt động cách mạng bị Pháp hành hình nhưng vẫn ung dung làm thơ là

A. Nguyễn Đình Chiểu.                     B. Phan Văn Trị.

C. Hồ Huân Nghiệp.                         D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 5. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) triều đình Huế đã

          A. chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

          B. chính thức thừa nhận 3 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

          C. chính thức thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp.

          D. thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc kì.

19 tháng 4 2022

Câu 1. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?

A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.

B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.

C. Đi theo cách mạng dân chủ tư  sản ở Pháp.

D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 2. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?

A. Chủ trương cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

B. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.

C. Chủ trương dùng bao động vũ trang đánh đuổi Pháp.

D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, cải cách xã hội..

Câu 3. Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?

A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

D. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

Câu 4. Hoạt động cách mạng bị Pháp hành hình nhưng vẫn ung dung làm thơ là

A. Nguyễn Đình Chiểu.                     B. Phan Văn Trị.

C. Hồ Huân Nghiệp.                         D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 5. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) triều đình Huế đã

          A. chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

          B. chính thức thừa nhận 3 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

          C. chính thức thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp.

          D. thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc kì.

7 tháng 10 2016

Câu 1 :

Cách mạng Hà Lan(tháng 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

Kết quả : lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha 
Cách mạng Tư sản  Anh:(1640-1688) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi chi quý tộc mới và tư sản 
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783).

Kết quả: giành độc lập ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì 
Cách mạng tư sản Pháp(1789-1794).

Kết quả: lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

7 tháng 10 2016

Câu 2 :

- Tổ chức bộ máy nhà nước (cơ chế dân bầu). Giữ cả quyền lập pháp và hành pháp.

- Chính sách công xã : về giáo dục, kinh tế, văn hóa.
+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, trường học không được  dạy Kinh thánh.
+ Giao cho công nhân quản lí các xí nghiệp.
+ Quy định về tiền lương, cấp cúp phạt, đánh đập công nhận.
+ Mọi người dân từ 18tuổi  trở lên đều đuọc  quyền đi bầu cử.
=> Công xã Pari đảm bảo quyền làm chủ cho dân, phục vụ quyền lợi cho nhân dân, xóa bỏ sự bóc lột của tư sản và khác hẳn với nhà nước của giai cấp tư sản => Cuộc Cách Mạng vô sản đầu tiên

23 tháng 9 2018

câu 1: cuộc cách mạng tư sản anh , cuộc cách mạng tư sản hà lan, cuộc cách mạng tư sản pháp

câu 3: cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, mở đuờng cho chủ nghĩa tư bản phát triển

p.s: mới học đuợc chừng đó thôi ><

25 tháng 9 2018

Cau 1: cách mạng hà lan, anh, bắc mỹ, pháp

25 tháng 11 2021

6 tháng 12 2021

Câu 1: SGK có

Câu 2: CMTS: Pháp, Hà Lan, Anh, 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Pháp triệt để nhất, vì đã giải quyết được các vấn đề ruộng đất cho nhân dân (vào thi gặp câu hỏi ik chang mà quất câu này là auto có điểm :)).....

6 tháng 12 2021

1. 

Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. - Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. 2. 

2. Các cuộc cách mạng tư sản đã học:

- CM tư sản Hà Lan

-CM tư sản Anh

-CM tư sản Pháp

Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất vì đc chuẩn bị chú đáo về mọi mặt, đc trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thuê tiêu mọi tặng đưa của chế độ phong kiến.