Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Môi trường ôn đới hải dương:
+ Đặc điểm:Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt đọ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm
+ Sông ngòi:Nhiều nước quanh năm, không đóng băng
+ Thực vật:Rừng lá rộng
- Ôn đới lục địa:Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp dưới 0 độ C, ... Nhiệt độ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm (khoảng 800-1000 mm/năm)
Câu 2: Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là một dòng biển rất mạnh, chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm, tạo điều kiện để hoang mạc phát triển
Câu 3:
1. Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:
- Khí hậu xích đạo
- Khí hậu cận xích đạo
- Khí hậu nhiệt đới
- Khí hậu cận nhiệt đới
- Khí hậu ôn đới
2. Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:
- Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới
- Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông)
+ Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương
+ Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa
TK:
1.
*Về vị trí:
- Đới ôn hòa:
+ Khoảng ở hai chí tuyến đến vòng cực của hai bán cầu
- Hoang mạc:
+ Nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa địa lục Á-Âu
- Đới lạnh:
+ Khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
- Vùng núi:
+ Ảnh hưởng bởi yếu tố độ cao
*Về khí hậu:
- Đới ôn hòa:
+ Mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng
- Hoang mạc:
+ Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.
+ Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.
- Đới lạnh:
+ Lạnh lẽo, khắc nhiệt
+ Vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt
+ Mùa đông rất dài, rất lạnh, có bão tuyết dữ dội
- Vùng núi:
+ Khí hậu thay đổi theo độ cao và sườn núi
2.Hoang mạc phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang
3.Ngoài ra còn có tác nhân khiến sự hình thành quá trình sạt lở như địa hình và độ dốc sườn, thành phần đá gốc và vỏ phong hóa, lượng mưa, độ che phủ rừng và thảm thực vật… ở khu vực xảy ra trượt đất.
4.Lượng khí thải ở đới ôn hòa tăng dần qua các năm.
Có sự gia tăng đó là vì:
- Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông.
- Vụ nổ hạt nhân.
- Các hiện tượng tự nhiên: cháy rừng, núi lửa.
- Rác thải sinh hoạT
THAM KHẢO
Dân cư châu Mĩ thưa thớt: Bắc Ca-na-da, vùng núi Cooc-đi-e, vùng đồng bằng A-ma-dôn, phía tây dãy An-det.
Những khu vực trên có dân cư thưa thớt là những nơi có điều kiện tự nhiên khác nghiệt, khó khăn cho các hoạt động kinh tế, snh hoạt của co người:
+ Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
+ Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
+ Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
+ Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
Tham khảo
Dân cư châu Mĩ thưa thớt: Bắc Ca-na-da, vùng núi Cooc-đi-e, vùng đồng bằng A-ma-dôn, phía tây dãy An-det.
Những khu vực trên có dân cư thưa thớt là những nơi có điều kiện tự nhiên khác nghiệt, khó khăn cho các hoạt động kinh tế, snh hoạt của co người:
+ Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
+ Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
+ Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
+ Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
- Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới vì: + Đại bộ phận chí tuyến nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu phi có khí hậu nóng. + Là lục địa hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, đồng thời chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến, ít vịnh, ít đảo, ít bán đảo nên châu phi là lục địa có khí hậu khô.
*Bắc Phi:
-Đặc điểm tự nhiên:
+Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Atlas,các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển nên có mưa khá nhiều.Rừng sồi,dẻ rậm rạp,vào sâu nội địa,mưa giảm dần:xavan,cây bụi.
+Phía Nam hoang mạc Xahara khí hậu khô nóng,lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt,ở những ốc đảo thưc vật chủ yếu là cây chà là.
*Trung Phi:
-Đặc điểm tự nhiên:có 2 phần
+Phần phía Tây có 2 môi trường :Xavan và môi trường nhiệt đới.
+Phần phía Đông sơn nguyên trên bề mặt có nhiều đỉnh núi,hồ => khí hậu xích đạo gió mùa.
Câu 1:
+ Thuận lợi : cây trồng phát triển quanh năm , có thể xen canh gối vụ nhiều loài cây
+ Khó khăn : côn trùng , sâu bọ , mầm bệnh phát triển , lớp đất bề mặt dễ bị rửa trói
Câu 2:Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...
Câu 1:
- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.
- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
Câu 2
Có 2 loại quần cư
Đặc điểm các loại hình quần cư:
- Quần cư nông thôn :
+ Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản,buôn,...
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
- Quần cư đô thị:
+ Mật độ dân số cao
+ Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự...
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
Câu 3
Môi trường xích đạo ẩm:
-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
-Có khí hậu nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 25 độ C
-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm
-Độ ẩm cao, trên 80%
-Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn
Nhiệt đới:
-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu
-Nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 20 độ C
-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm
- Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp
- Sông ngòi có hai mùa nước: lũ và cạn
-Đất Feralit
Nhiệt đới gió mùa:
-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
-Lượng mưa trên 1500mm trên năm
-Thời tiết diễn biến bất thường
-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4
-Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa nước
-Tập trung đông dân
-Tùy thuộc vào lượng mưa mà có các thảm thực vật khác nhau
Câu 4
Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển
Hậu quả: Tạo nên mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển và đại dương dâng cao
Là học sinh em có biện pháp bảo vệ không khí: cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon ( vì chỉ dùng một lần rồi bỏ đi), đừng vứt chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm nước, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khi thải, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường.
Câu 5
Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.