Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho
Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu dân số tăng nhanh mà không có sự điều chỉnh phù hợp, sẽ dẫn đến áp lực lớn về tài nguyên, môi trường, hạ tầng và các nguồn lực khác. Điều này có thể gây ra các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu nước, thiếu thực phẩm, tăng động đất, tắc nghẽn giao thông, tăng tội phạm và các vấn đề xã hội khác.
Để khắc phục tình trạng này, cần có các giải pháp như:
- Điều chỉnh chính sách dân số: Tăng cường giáo dục và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích người dân sinh con đúng quy định và hạn chế sinh con quá đông.
- Phát triển kinh tế: Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế, tạo ra việc làm và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng đời sống: Cải thiện hạ tầng, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác để tăng cường chất lượng đời sống của người dân, giúp họ có thể sống tốt hơn và không cần sinh con quá đông để đảm bảo sự sống.
- Bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững.
- Tăng cường quản lý và kiểm soát dân số: Tăng cường quản lý và kiểm soát dân số, đảm bảo rằng tốc độ tăng trưởng dân số được kiểm soát và phù hợp với khả năng phát triển của tỉnh.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm trồng lúa lớn nhất cả nước do:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.
+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.
+ Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), thích hợp với cây lúa nước.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.
+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi.
+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.