Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước tiên, nghĩa chính của câu tục ngữ trên là muốn khuyên nhủ chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao nhiêu vất vả, mồ hôi, mưa nấng. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muôn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống no ấm, tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ. Vậy người làm ra thành quả là ai? Trước hết, đó là cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng từ khi ta còn bé con đến lúc ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người dõi theo bước chân chúng ta, an ủi, dìu dắt chúng ta để trở thành những con người tốt xây dựng đất nước mai này. Đó là thầy, cô giáo luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn ta nên người và trao cho ta ánh sáng tri thức để mai sau chúng ta có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn học sinh trên toàn thế giới. Đó là những anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong hi sinh tuổi thanh xuân của mình với bao xương máu để xây dựng đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, để cho chúng ta tung tăng cắp sách tới trường. Đó còn là những nhà khoa học đã hết sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm nên cuộc sống tốt đẹp mà ngày nay chúng ta được hưởng thụ. Những con người đó dù ở vị trí nào, công việc nào vẫn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước mà những người đã làm nên thành quả đó...
-nghia den: nhac nho chung ta khi an qua, qua ngon, ngot,... ta phai nho den nguoi da trong, cham soc cay do.
- nghia bong: nhac nho chung ta: khi huong thu bat cu mot thanh qua nao cua gia dinh, xa hoi can phai nho den nhung nguoi da bo cong suc de lam ra no.
tuong tu nhu cau tuc ngu: Uong nuoc nho nguon!
Cau tuc ngu nay mang tinh giao duc sau sac!
Chúc học tốt nha!
mình cũng làm powerpoint nè mà không biết bạn cần giúp đỡ như thế nào vậy?
Nội dung: Nhiều kiến thức khoa học, nhiều điều bổ ích, các bí ẳn chưa cố lời giải thích đã đc lm sáng tỏ... một số phát minh thú vị, khám phá đc nhiều loại động vật và thực vật, ...
Ý nghĩa: Giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, tầm hiểu biết mở rộng
Cảm nhận: Cuốn sách rất bổ ích, làm cho em hiểu biết hơn về thế giớt lẫn xung quanh
TÍCH CHO MK NHA!
ch biết nhiều điều về thiên nhiên ;khoa hok;cho biết về thế giới mênh mông củ chúng ta
cho bt về 1 số kì qua nhiều cảnh quang thiên nhiên kì thú
=> bổ ích ;hay
nếu đúng k
hok tốt nhé
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” đã thể hiện hết điều đó. Câu tục ngữ khẳng định giá trị của đất quý như vàng. Thậm chí quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người luôn phải quý trọng, bảo vệ đất đai. Không được phá hủy. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc mà ta yêu quý.
Bên cạnh nhưng giá trị của nó đó là những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Câu tục ngữ đã khẵng định được những giá trị quan hệ với nhau. Tấc đất tấc vàng có nghĩa là một tấc đât là mà ột tấc vàng nhưng với ông cha ta đó là nhưng công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay.
Câu tục ngữ được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, vàng ở đây là tiền là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. nhưng có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt, có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. ở đây muốn khẵng định không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng.
Ông cha ta nhằm khẵng định giá trị của đất, nó là một thứ muôn thử có thể làm ên tất cả. nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì vàng mới có thể có. Đất đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng.
Có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống, không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. khi vỡ ra thì đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang, chai đi. Vì không có người chăm sóc.
Có thể nói đây là một bài học đành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất,ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của đất. có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.
để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.
Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.
bạn ko đọc kĩ câu hỏi à.chỉ kể ra lỗi sai và sửa lại thôi mà,sao dài thế
pn my littel pony nè , olm đã mở rộng rùi bi giờ có cả tiếng việt và tiếng anh nx cơ
e giúp chị nha:
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Trẻ trồng na, già trồng chuối: là câu tục ngữ dân gian nói về kinh nghiệm gieo trồng. Theo kinh nghiệm dân gian thì na là loại cây chậm lớn, nếu chúng ta muốn có cây na to thì phải trồng từ lúc chúng ta còn rất trẻ. Còn chuối là loại cây lớn rất nhanh. Những người tuổi đã già trồng chuối vẫn có thể hưởng thụ thành quả lao động của mình.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần: Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã: “Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong cùng một gia đình, cùng chung mối quan hệ huyết thống, còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung quan hệ huyết thống. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối lập “một-ao” rất khéo léo và tinh tế để khẳng định tính chất của câu tục ngữ. Mặc dù chỉ là một giọt máu đào bé nhỏ, ít ỏi nhưng nó vẫn quý hơn một ao nước lã. Những người có quan hệ họ hàng với nhau dù xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những người luôn ở gần chúng ta nhưng không có quan hậ họ hàng gì. Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn: Bầy là đàn là lũ. Ngựa chạy có bầy thì mới thi nhau chạy khoẻ. Chim cũng vậy, có bay với bầy bạn thì mới đua nhau bay cao. Câu này lấy vật ra làm thí dụ, ngụ ý khuyên người đời: làm việc gì cũng cần có bầy có bạn thì mới nô nức thi đua mà làm.
Con sâu bỏ rầu nồi canh: là câu tục ngữ chỉ việc một cá nhân có những hành vi xấu, không tốt đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể xung quanh. Cũng giống như việc một nồi canh đáng lẽ là nồi canh ngon, nhưng chỉ vì trong đó có một con sâu mà đã làm nồi canh trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ đi. Vậy nên đừng để những mục đích cá nhân nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tập thể, đó là hành động ích kỷ, xấu xa, không biết vì mọi người xung quanh.
Chúc bạn học tốt ^.^
1. Trẻ trồng na, già trồng chuối:
Chúng ta có thể hiểu hơn về câu nói “Trẻ trồng Na, già trồng Chuối” như sau: Cây Na nếu trồng bằng hột giống đến 4-5 năm mới cho trái, thời gian thu hoạch khá là lâu. Người trẻ trồng là thích hợp nhất, còn Cây Chuối trồng chưa đến 1 năm đã thu hoạch, người già có thể thu hoạch ngay.
2. Bán anh em xa, mua láng giềng gần:
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
3. Một giọt máu đào hơn ao nước lã:
Câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mang đậm giá trị quan niệm về lối sống coi trọng quan hệ huyết thống trong gia đình, đề cao việc đoàn kết giữa các thành viên. Đồng thời qua câu tục ngữ chúng ta cần phải biết giữ gìn phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam vì theo truyền thống dân gian mỗi người dân Việt Nam đều mang dòng máu lạc hồng cùng chung tổ tiên vì vậy cần phải biết yêu thương đồng loại cùng nhau phát triển giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
4. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn:
Sống thì phải có bạn bè,gia dình và người thân,và khi làm 1 việc gì trong cong việc cũng như trong cuộc sống,luôn cần có ai đó cùng ta chia sẽ,1 người không thể thành công khi chì có 1 mình.
5. Con sâu bỏ rầu nồi canh
Chỉ việc một cá nhân có những hành vi xấu, không tốt đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể xung quanh. Cũng giống như việc một nồi canh đáng lẽ là nồi canh ngon, nhưng chỉ vì trong đó có một con sâu mà đã làm nồi canh trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ đi. Vậy nên đừng để những mục đích cá nhân nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tập thể, đó là hành động ích kỷ, xấu xa, không biết vì mọi người xung quanh.