K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản. Tới mùa hè năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929 Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản. Nạn thất nghiệp và nghèo đói;lan tràn khắp các bang của nước Mĩ. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu vào năm 1933. Các cuộc biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

 

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph. Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

30 tháng 12 2020

1.

Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

21 tháng 1 2022

So sánh điểm khác nhau về chính sách căn bản để giải quyết khủng hoảng kinh tế từ năm 1929 – 1939 của Nhật Bản và Mĩ?

A. Mĩ nhiều tài nguyên, lao động dồi dào. Nhật nghèo tài nguyên, nhân công ít.

B. Nhà nước Mĩ có biện pháp lưu thông hàng hóa. Nhà nước Nhật Bản tiến hành xâm lược Đông Bắc Trung Quốc.

C. Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách mới. Nhật giải quyết bằng con đường phát xít hóa bộ máy thống trị.

D. Mĩ thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhật Bản nhờ sự lãnh đạo của Thiên hoàng Minh Trị.

21 tháng 1 2022

C

6 tháng 7 2019

Trong giai đoạn 1918-1923, trong khi nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh trở thành trung tâm kinh tế- tài chính hàng đầu thế giới thì các nước tư bản châu Âu lại đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án cần chọn là: A

1. Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 theo bản sau Giai đoạn. Nội dung chủ yếu 1918-1923 1924-1929 1929-1939 3. Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các nước tư bản châu...
Đọc tiếp

1. Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất

2. Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 theo bản sau

Giai đoạn. Nội dung chủ yếu

1918-1923

1924-1929

1929-1939

3. Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các nước tư bản châu Âu khác trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 ?

4. Dựa vào các hình trang 71,72 và kiến thức đã học hãy viết một đoạn văn ngắn về hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933?

5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 các như Anh, Pháp, Mĩ,... Tiến hành (1) ................................ các nước như Đức, I ta li a, Nhật Bản (2) ...................................

1

4

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.