Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca Dao Kiên Giang
Mất mẹ cha thiệt là khó kiếm Đạo vợ chồng chẳng hiếm chi nơi
Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
Bậu để chế cho ai tóc mai rầm rậm Bậu để chế cho chồng hiếu hạnh bậu đâu?
Chim đa đa đậu nhánh đa đa Chồng gần không lấy để lấy chồng xa Một mai cha yếu mẹ già Chén cơm đôi đũa bộ kỷ trà ai dâng?
Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta
Chồng giận vợ phải bớt lời Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hột nào
Chim khôn lựa nhánh lựa cành Gái khôn lựa chốn trai lành gởi thân
Gió đẩy gió đưa giọt mưa uốn éo Anh đem em về dạy khéo dạy khôn
Lên xe nhường chỗ bạn ngồi Nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa
Chim tham ăn sa vào vòng lưới Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu Ai ơi nên phải nghĩ sâu
Hỏi vợ phải cưới liền tay Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha
Dĩa bàn than con tôm càng dựng đứng Dĩa bằng sứ để để đựng tôm he Đạo vợ chồng em nói anh nghe Biểu anh đừng cờ bạc rượu chè hư thân
Vợ chồng là nghĩa suốt đời Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
Chưa giàu chớ học làm sang Leo thang nhiều nấc tuột thang có ngày
Ruộng ai thì nấy đắm bờ Duyên ai nấy đặng đừng chờ uổng công
Sông dài cá lội biệt tăm Phải duyên chồng vợ mấy năm cũng chờ
Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không bể cắn tiền bể tươi
Má ơi con má hư rồi Má đừng trang điểm phấn dồi uổng công
Con gái nhà giàu như tàu chuối hột Cửa đóng then cài có một đứa con
Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại Tiếc cái bông lài cậm bãi ***** trâu
Trống treo ai dám đánh thùng Bậu không ai dám giở mùng chun vô?
|
Mất mẹ cha thiệt là khó kiếm
Đạo vợ chồng chẳng hiếm chi nơi
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
Bậu để chế cho ai tóc mai rầm rậm
Bậu để chế cho chồng hiếu hạnh bậu đâu?
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy để lấy chồng xa
Một mai cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa bộ kỷ trà ai dâng?
Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng
Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta
Chồng giận vợ phải bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hột nào
Chim khôn lựa nhánh lựa cành
Gái khôn lựa chốn trai lành gởi thân
Gió đẩy gió đưa giọt mưa uốn éo
Anh đem em về dạy khéo dạy khôn
Lên xe nhường chỗ bạn ngồi
Nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa
Chim tham ăn sa vào vòng lưới
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu
Ai ơi nên phải nghĩ sâu
Hỏi vợ phải cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha
Dĩa bàn than con tôm càng dựng đứng
Dĩa bằng sứ để để đựng tôm he
Đạo vợ chồng em nói anh nghe
Biểu anh đừng cờ bạc rượu chè hư thân
Vợ chồng là nghĩa suốt đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
Chưa giàu chớ học làm sang
Leo thang nhiều nấc tuột thang có ngày
Ruộng ai thì nấy đắm bờ
Duyên ai nấy đặng đừng chờ uổng công
Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ mấy năm cũng chờ
7. Mỉa mai, châm biếm, khôi hài, chê bai
Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không bể cắn tiền bể tươi
Má ơi con má hư rồi
Má đừng trang điểm phấn dồi uổng công
Con gái nhà giàu như tàu chuối hột
Cửa đóng then cài có một đứa con
Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại
Tiếc cái bông lài cậm bãi ***** trâu
Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám giở mùng chun vô?
Đêm khuya gà gáy ó o
Vợ tôi thức giấc nó mò đi đâu
Muốn người ta người ta không muốn
Xách cái quần đi xuống đi lên
Còn duyên anh cưới bằng heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi
Mèo cụt đuôi là mút đuôi kèo
Mãn lo cha khó, mẹ nghèo hết duyên
Ví dầu dượng cháu người dưng
Cháu cho dượng lấy dượng cưng suốt đời
Uổng công xúc tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn cò dò lên cây
Nghĩa nhân mỏng vánh tựa cánh chuồn chuồn
Khi vui nó đậu khi buồn nó bay!
Chuối non dú ép chát ngầm
Trai tơ đòi vợ khóc thầm suốt đêm
Khóc rồi bị mẹ đánh thêm
Vợ đâu mà cưới nửa đêm cho mầy
Có chồng mà lại mấy trai
Chết xuống âm phủ cưa hai nấu dầu
Nước ròng bỏ bãi xà cừ
Mặt em có thẹo anh trừ đôi bông
Nước mắm ngon dầm con cá đối
Nói chị Hai mầy chiều tối tao qua
Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn lo già hết duyên
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình
Thương em chẳng biết để đâu
Để trong cái hủ lâu lâu dở dòm
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Hay đâu giếng cạn tiếc hoài sợi dây
May không chút nữa em lầm
Khoai lang xắt lát tưởng sâm bên Tàu
Anh đừng rơi nước mắt ớt
Anh đừng rớt nước mắt gừng
Đôi ta chẳng đặng thì đừng
Nhân duyên ông Trời định nửa chừng thôi nhau
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi quăn vẫn còn quăn
Má ơi con má chính chuyên
Chính chuyên với má nó liền với trai
Trèo lên chót vót cây bần
Vái anh đi lấy vợ cho sóng thần nhận ghe
Giận chồng khăn gói ra đi
Chồng theo năn nỉ tù ti trở về
Bước lên tấm ván cong vòng
Kêu anh cũng ngặt kêu chồng khó nghe
Má ơi con má chính chuyên
Ghe bầu đi cưới một thiên mắm mòi
Không tin mở hộp ra coi
Rau răm ở dưới mắm mòi ở trên
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Cá cắn đứt nhợ vin râu ngồi chờ
Con ếch ngồi dựa bụi đưng
Ếch kêu cái uệch biểu ưng cho rồi
Bởi anh tham trống bỏ kèn
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn phụ trăng
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu mà chửa cho người lẳng lơ
Nhà bà giàu thịt thà đầu mâm đầy thớt
Phận tôi nghèo trớt quớt con cu
Một mai bóng xế trăng lu
Thịt thà bà hết con cu tôi còn
Hàm Ninh là Hàm Ninh ke
Có ba chén chè đóng cửa lại ăn
Cửa Bổn là Cửa Bổn còi
Có ba con đột mà coi như vàng
8. Biểu lộ cảm xúc hoặc giải bày tâm sự:
A. Lòng hiếu
Mỗi năm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Mẹ già ở túp liều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Ngồi buồn nhớ mẹ thuở xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
Chẳng lo thân bậu thân qua
Lo chút mẹ già đầu bạc tuổi cao
Con thơ tay ẫm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông
Chiều chiều vịt lội bờ ao
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều
Một tiếng anh than hai hàng lệ nhỏ
Có một mẹ già biết bỏ ai nuôi
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
Thùng thùng cắc cắc
Chim đậu không bắt
Để bắt chim bay
Gặp em ở chốn lầu tây
Hai hàng lụy nhỏ
Có một mẹ già bết ngỏ cùng ai
B. Sự chính chuyên, tiết hạnh, chung thủy
Con chim đỏ mỏ xanh lông
Đỏ mồng xanh kiếng
Nó kêu nhiều tiếng lạ lùng
Kêu sao, kêu lại quân tử nghe cùng
Phải lương duyên thì quân tử đẹp
Phải tao phùng thì quân tử thương
Ghe bầu trở mũi về đông
Trở lái lên đồng
Con gái theo chồng ***** ai nuôi
Mẹ tôi có họ hàng nuôi
Tôi theo chú lái cho xui một bề
Rời chân bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu
Ghe ai đỏ mũi xanh lườn
Giống ghe Gia Định xuống vườn thăm em
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Anh đi nằm bãi Hòn Khơi một mình
Ngó ra Hòn Chảo sóng bổ lao xao
Thấy thuyền anh chạy như dao cắt lòng
Một ngày năm bảy trận dông
Anh đi nằm bãi sao không thấy về
Đêm nằm vắt tóc qua mình
Thề cho báng mạng kẻo tình anh nghi
Đốt than nướng cá trê vàng
Xách chai mua rượu cho chàng nhậu chơi
- Ai đi đâu đấy hởi ai?
- Tôi đi mua rượu cho chồng tôi say
- Chồng say thật khổ lắm thay
- Khổ thì tôi chịu hơn ai không chồng
Con quốc lẻ đôi còn ngồi than khóc
Huống chi hai đứa mình phân tóc rẽ tơ
Nhà Ngang, Kè Một, Cây Bàng
Ngược xuôi theo dấu chân chàng chàng ơi
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi thú đồn xa
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi thú Hà Tiên
Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
Gái nào mũ mĩ bằng gái Hà Tiên
Làm dâu ba bốn năm trường
Mẹ chồng không thương đánh thác tại ngã ba đường
Hồn thư em sống dậy gá nghĩa can thường với anh
Làm sao hóa đặng chim xanh
Bay ra Phú Quốc thăm anh đở buồn
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Tình chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương
C. Nam nữ trêu ghẹo hoặc tỏ tình
Một mai trống lũng khó hàn
Dây dùn khó dứt, bạn lang khó tìm
Ruột đau quặn thắt chín từng
Anh với em như quế với gừng
Dù không nhân ngãi xin đừng bỏ nhau
Dĩa bàn thang con tôm càng dựng đứng
Bởi anh nghèo chẳng xứng suôi gia
Cây đa trước miểu ai biểu cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng thương nàng (chàng) bấy nhiêu
Cây quằn vị bởi trái sai
Em xa nha vì bởi ông mai ít lời
Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Thương em từ thuở má hồng
Bây giờ em lớn lấy chồng bỏ anh
Gái:
Anh về đề áo lại đây
Để khuya em đắp kẻo ngọn gió tây lạnh lùng
Trai:
Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp
Trả áo anh về đi học kẻo trưa
Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô chưa lấy chồng còn đợi chờ ai?
Ô rô ba lá ô rô
Ông Thần không vật mấy cô chưa chồng
Phượng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông Thần không vật mấy thằng dê cho rồi
- Cô kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi cô lại hỏi nhà cô đâu?
- Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở bên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Chim se sẻ nó đẻ cột đình
Bà ngoại đẻ má, má đẻ mình em ơi
Gió đưa buồn ngủ lên bờ
Mùng ai có rộng cho ngủ nhờ một đêm
Chim chìa vôi bay ngang đám thuốc
Cá bảy trầu lội tuốt mương cau
Đâu anh đối thử cho mau
Em đây chịu khó đứng hầu lắng nghe
Tôi đi ngang nhà má
Tay tôi xá chân tôi quỳ
Bởi thương con má xá gì thân con?
Tôi đi ngang nhà má
Tôi vác cục đá
Tôi chọi má lổ đầu
Tía ra, tía hỏi
Tôi nói: tôi đá cầu tôi chơi
Khổ qua xanh, khổ qua trắng
Mất nắng khổ qua đèo
Em có thương anh thì làm giấy giao kèo
Lăn tay chỉ điểm mới phải con mèo của anh
Liệu bề đát đặng thì đươn
Đừng gầy rồi bỏ thế thường cười chê
Liệu bề thương được thì thương
Đừng giao gánh nặng giữa đường cho em
Ghe lui khỏi bến còn dằm
Người thương đâu vắng chỗ nằm còn đây
Chim Quyên xuống đất kiếm mồi
Thấy anh lao khổ đứng ngồi không yên
Trời mưa ướt lá trầu xanh
Ướt em em chịu, ướt an hem buồn
Trời mưa ướt lá trầu vàng
Ướt anh anh chịu ướt nàng anh thương
Mưa lâm dâm ướt dầm lá hẹ
Cảm thương nàng có mẹ không cha
Ngó lên trời thấy mây đen vần vũ
Ngó xuống đất thấy đủ mặt bá quan
Ngó về Nam Vang thấy bốn chữ vàng
Ngó qua Nam Đàng thấy hàng chữ đỏ
Ngó xuống Cà Mau thấy sóng bủa lao xao
Anh thương em ruột thắt gan bào
Biết em có thương lại chút nào hay không?
Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Trăng lặn đi rồi, gió biết đưa ai
Củi khô dễ nấu chồng xấu dễ xài
Ham chi bóng sắc nó đọa đày tấm thân
Gái:
Con cá đối nằm trong cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối được dẫu nghèo cũng ưng
Trai:
Chim mỏ kiến đậu trên miếng cỏ
Chim vàng lông đáp dựa vồng lan
Đây anh đối được, e nàng không ưng
Sông sâu sào vắn khó dò
Muốn qua thăm bậu, ngặt đò không đưa
Quả năm ngăn trong lòng sơn đỏ
Mấy lời to nhỏ bậu không đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Chiếc tàu Tây liệt máy mới đành xa nhau!
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Con sông xanh cạn nước anh mới đành xa em
Gái:
Mặc tình ai dễ ép ai
Muốn ăn trứng nhạn Hang Mai phải lòn
Trai:
Hang Mai anh cũng muốn lòn
Sợ e trứng nhạn chỉ còn vỏ không
Thò tay mà bứt cọng ngò
Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ?
Tay ôm bó mạ xuống đồng
Miệng ca, tay cấy mà lòng nhớ ai!
Đèn hết dầu đèn tắt
Hoa rửa nhụy hết thơm
Em biểu anh đừng lên xuống sớm hôm
Thế gian đàm tiếu người ta chê cười
Tay cắt tay sao nở, ruột cắt ruột sao đành
Lời thề hai mái đầu xanh
Bậu lỡ thời như chiếu trải qua
Chiếu trải qua người ta còn cuốn
Bậu lỡ thời như rượu uống say
Rượu uống say người ta còn sặc
Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên
Giặc Hà Tiên người ta còn đánh
Bậu lỡ thời như cánh chim bay
Cánh chim bay người ta còn quạt
Bậu lỡ thời như lạt gói nem
Lạt gói nem ngưởi ta còn sợ
Bậu lỡ thời như nợ kéo lôi
Nợ kéo lôi người ta còn trả
Bậu lỡ thời như trả nấu ăn
Trả nấu ăn người ta con rửa
Bậu lỡ thời như lửa cháy lan
Lửa cháy lan người ta còn tưới
Bậu lỡ thời như lưới dầm mưa
Lưới dầm mưa người ta còn giặt
Bậu lỡ thời như áo vá vai
Áo vá vai người ta còn nhuộm
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
Ớt chín cây người ta còn hái
Bậu lỡ thời như nhái lột da
Nhái lột da người ta còn xáo
Bậu lỡ thời như như áo vá vai
Áo vá vai ngươi ta còn mặc
Bậu lỡ thời ai muốn làm chi
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Anh thương em thắm thiết vô cùng
Cớ sao em bội bạc, lạnh lùng với anh?
Dĩa nghiêng múc nước sao đầy
Lòng thương người nghĩa, cha mẹ rầy cũng thương
Đêm khuya thắp dĩa dầu đầy
Dĩa dầu khô cạn, nước mắt đầy chưa vơi
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy hình
Thương em, anh phải liều mình bước vô
Bình bồng khó lắm anh ơi!
Thân em như chiếc thuyền trôi giữa vời
Đứng xa kêu bới anh Mười
Thương không anh nói thiệt, đừng cười đẩy đưa
Hai cô đứng lại cho đồng
Để tôi đứng giữa làm chồng hai cô
Chồng đi thì có chồng nhà
Hơi đâu mà đợi chồng xa nó về
Chừng gần ngoài Huế cũng gần
Chừng xa, cách một tấm trần cũng xa
Đừng chê em xấu, em đen
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong
Em về anh mượn lại khăn
Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên
Hồi nào mặt mũi tèm lem
Bây giờ hò hẹn phải dầm mình đi
Liều mình lặn xuống ao sâu
Đặng đo miệng cá uốn câu cho vừa
Gá duyên đừng quá kén lừa
Cụm mây kia đen đặc ngọn gió lùa cũng tan
Tính em ở thẳng như dây đờn
Mặc lòng anh chọn, đâu hơn anh kiếm tìm
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em bất luận chồng con mấy đời
Cây khô để lại lá vàng
Chồng đi để lại muôn ngàn nhớ thương
Cầu cao, ván yếu, bước rung
Anh thương em thi thương đại, ngại ngùng thì đừng thương
Ngó lên chữ ă, ngó xuống chữ ư
Anh thương em thủng thẳng em ừ
Anh đừng thương vội, mẫu từ em hay
Dây tơ hồng không trồng mà mọc…
Thấy em chưa chồng, anh chọc anh chơi
Anh với em thề trước miếu ông
Sống nằm một chiếu, chết chung một mồ
Tóm tắt truyện Sự tích cây nhân sâm (Bài thi nhập học)
Giúp mik vs cần gấp lắm!!Thank you m.n nhìu!!
“Sự tích Nhân Sâm” kể về sự ra đời của loại củ quý hiếm có giá trị cho sức khỏe con người. Mời các bạn theo dõi truyện để tìm hiểu sự tích nhân sâm nhé.
Truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng tiều phu nghèo khó. Làm lụng vất vả từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt mà cũng không đủ ăn. Hai vợ chồng có một cậu con trai mỗi ngày chỉ để một phần cơm chỉ đủ ăn lót dạ. Trong cảnh thiếu thốn đó, hai vợ chồng vô cùng ngạc nhiên khi thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào như được chăm nuôi tẩm bổ khác thường. Vì đứa con còn nhỏ nên cha mẹ không hỏi han được tình hình sức khỏe của con mình. Vài năm sau khi đứa bé lớn lên, bắt đầu biết trò chuyện, 2 vợ chồng mới hỏi xem hỏi phần cơm dành lại cho con hàng ngày có đủ ăn không. Thằng bé nói không biết mùi cơm như thế nào vì cứ mỗi khi cha mẹ vừa đi thì bầy khỉ ở rừng đã kéo đến ăn sạch cơm phần đó.
Hai vợ chồng quá đỗi ngạc nhiên, hỏi sao không ăn cơm mà con vẫn khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ kể lại mọi câu chuyện cho bố rằng có một cậu bé cũng giống mình vẫn đến chơi đùa và truyền sức khỏe sang cho nó. Nghe con kể chuyện cha mẹ nó càng thêm làm lạ và sinh nghi, vì chung quanh đây mươi dặm không có một ai. Người tiều phu nghĩ ngợi đoán chừng đứa bé đó là người Sâm, hồn của cây sâm mọc quanh đây.
Đến sáng hôm sau, ông ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về và dặn con mình hễ gặp thằng bé kia thì lấy chỉ buộc vào tay nó. Đứa con đồng ý làm theo lời bố dặn. Hôm sau 2 vợ chồng như thường lệ vào rừng kiếm củi như thường lệ nhưng lần này họ nấp gần nhà để theo dõi sự tình. Quả nhiên, nhân Sâm đến nhà chơi cả thằng bé như mọi ngày và đứa bé theo lời cha dặn đã lấy chỉ buộc vào tay bạn.
Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng bất thình lình ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà và bắt được hai đứa trẻ đang nô đùa. Thằng bé Sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Theo dấu chỉ người tiều phu đã tim được ra cây sâm. Tham và ngốc, gã đã đào xới quá mạnh tay làm chết thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây. Người Sâm chết đi vì sự vụng về của gã tiều phu, từ đó Sâm chỉ giúp người ta bồi bổ sức khỏe chứ không còn công dụng trường sinh bất tử nữa. Sự tích nhân sâm cũng từ đó mà ra.
cảm ơn bạn đã giúp mik nhưng ko phải truyện này đâu truyện khác cơ!!
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Có thể nói,truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp. Thể hiện nhân cách của con người.
Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại.Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Nó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông là ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dưng một đất nước văn minh tiến bộ.
- Liệt kê các đồ vật có trong phòng để phục vụ quan
- Liệt kê nhưng người có mặt trong đình đang tham gia chơi bài.
Với tình yêu thương và hiếu thảo của cô bé đối với mẹm cô bé đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để lấy được bông hoa mà thầy thuốc đã nói đem về để cứu sống mẹ cô. Qua câu chuyện về bông cúc trắng, bản thân em thấy cô bé là một người vô cùng hiếu thảo và biết yêu thương mẹ, nhờ tình yêu và sự hiếu thảo của cô đã giúp cho mẹ cô sớm khỏi bệnh
Bài 1:
- Ẩn dụ: mặt trời trong lăng rất đỏ ➩ Ca ngợi công lao của Bác, thể hiện sự kính trọng, biết ơn với Người
- Nhân hóa: đi qua, thấy ➩ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ thêm sinh động, giàu cảm xúc.
Phần 1:
1. PTBD: nghị luận
2. NDC: nói về một thói quen xấu: thói kiêu ngạo
3. BPTT: so sánh
Tác dụng: Cho thấy tác hại của thói kiêu ngạo, nó như một căn bệnh, cần loại bỏ ngay khỏi bản thân mình
4. Thái độ thẳng thắn phê bình thói kiêu ngạo. Qua đây, em thấy mình cần khiêm tốn, phải biết mình như thế nào, không được tự kiêu
Phần 2:
Câu 1:
Tham khảo nha em:
Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn .Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn.Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn.Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn.Không khoe khoang ,phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn ,biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa.Trong xã hội ,một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
1. PTBĐ: nghị luận
2. Nội dung chính: tác hại của sự kiêu ngạo trong cuộc sống
3. Tác dụng: diễn tả chân thực biểu cảm tác hại của sự kiêu ngạo đối với cuộc sống của mỗi người. Sự kiêu ngạo giống như căn bệnh mãn tính cần phải loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta
4. Thái độ của tác giả: phê phán sự kiêu ngạo cùng với đó là khuyên răn con người không nên kiêu ngạo trong cuộc sống mà cần luôn khiêm tốn để có thể học hỏi và không ngừng mở mang đầu óc hơn nữa
Câu 1: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn
Thể loại: Truyện ngắn
Câu 2:
- Dấu chấm lửng: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Dấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 3:
- Rồi có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
- Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời.
➩ Diễn tả khung cảnh tang hoang, khốn cùng của người dân khi đê vỡ đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
Câu 4: tàn ác, vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú
cảm ơn em