Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đền Trần hay Di tích nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Khu di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa tháp Phổ Minh.
Sử cũ còn lưu, vào năm 1239 nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông tới hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó.
Hơn bảy trăm năm đã trôi qua, cung điện cũ không còn, nay có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần cùng các đế hậu, đế phi được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Bên cạnh đền Thiên Trường là đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia quyến cùng các tướng tâm phúc của ông được dựng từ
Cùng với việc đúc tượng 14 vị vua đời Trần, 14 đỉnh đồng thờ tại tôn miếu, tỉnh Nam Định còn quy hoạch xây dựng khu di tích thành một công trình văn hoá xứng với tầm vóc của một triều đại có công giữ gìn và hưng thịnh đất nước.
Hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Nghi lễ gồm các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa quả đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Những năm chẵn, hội mở to hơn.
Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại – lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ “Trần” bằng Hán tự do hai chữ “Đông” và “A” ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí “Đông A”. Lễ hội được cử hành trang nghiêm, đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số.
Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn – tương truyền có từ thời Trần truyền lại.
Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là “Thái Bình diên yến”. Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa “Bài bông”.
Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa “Bài bông” chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Ngày nay, phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn duy trì đội múa có trình độ điêu luyện.
Cũng theo hồi cố của các bậc bô lão địa phương thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng Giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc
Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới.
Những năm gần đây, lễ Khai ấn tại đền Trần vào đêm 14 rạng ngày rằm tháng Giêng âm lịch đã trở thành hoạt động văn hóa vượt ra khỏi phạm vi địa phương, thu hút sự quan tâm của đồng bào cả nước.
Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “thủ đô kháng chiến” để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường. Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng”.
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng kinh lý qua Ninh Bình có ghé thăm nơi đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Từ đấy, lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ. Còn trong dân gian truyền tụng, xin được dấu ấn sẽ may mắn cả năm và rạng rỡ đường công danh. Chính vì vậy những ngày này, khách hành hương kéo về đền Thiên Trường rất đông, có thời điểm đến 2 vạn người.
Đến Thiên Trường, đến với hội đền Trần không chỉ để chiêm bái vẻ đẹp mà còn thể hiện lòng thành kính biết ơn đất nước, cha ông.
__________________
Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944, tại Linh Ðông, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Định. Ông là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ Trung học Gia Long.
Sự nghiệp
Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, ông sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin. Ở đó được cố vấn bởi trưởng dàn nhạc giáo sư Yehudi Menuhin ông đổi sang học các loại nhạc cụ dân tộc khác tại các trường đại học: Louvre, Sorbonne (Paris, Pháp), đại học Cambridge (London, Anh). Ông Hải sau đó lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, người thứ hai lấy bằng này sau cha của mình.
Ông bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968. Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng, phát triển kỹ thuật biểu diễn đàn môi… đang được thế giới quan tâm. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế
Ông và vợ là nghệ sĩ Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới…
Danh hiệu
Ông được tôn xưng danh hiệu "vua muỗng" sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, ông có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng. Ông từng biểu diễn "gõ muỗng" trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.
Đời tư
Ông lập gia đình với nữ ca sĩ Bạch Yến (ca sĩ) ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Paris (Pháp). Trước đó ông có một người con gái riêng. Hai ông bà sau này không có con nhưng sống hạnh phúc
bạn tham khảo nha
Ông lão thời gian chầm chậm rảo từng bước chân trên vòng quay của đất trời. Rồi bỗng nhiên một ngày nhìn ra khung cửa sổ kia, tôi phát hiện ra một điều bất ngờ: mùa thu đã đến.
Bao giờ cũng vậy, mùa thu đến thật nhẹ nhàng tình cảm. Mùa thu đến đem theo không khí mát lành của đất trời. Trên con phố nhỏ thân quen, tôi rảo bước ngắm nhìn đất trời, cây cỏ. Bầu trời trong xanh không một gợn mây. Nắng vàng bao trùm cảnh vật. Những cây bàng già hai bên đường cũng nhuốm sắc vàng tươi trẻ. Ngay cả những cô bé hoa cúc kia cũng được mùa thu tặng cho chiếc áo vàng rực rỡ. Người ta thường nói hoa cúc chính là vị thiên sứ đáng yêu của mùa thu. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp một sắc vàng tươi thắm của hoa cúc.
Mùa thu hoa phượng đã tàn phai để dưỡng sức sau một mùa hè sôi động rực lửa. Phượng tàn báo hiệu mùa tựu trường mới. Học sinh lại trở về trường cũ để tiếp tục một năm học miệt mài ấp ủ nhiều mơ ước. Học trò gặp lại nhau, gặp lại thầy cô tay bắt mặt mừng, vui cười hớn hở. Chiếc cặp mang sau lưng nhảy nhót reo vui chẳng kém gì các cô, các cậu.
Mùa thu là mùa của những đêm rằm rước đèn, họp bạn. Trên bầu trời đêm trong vắt, những ánh sao lấp lánh góp phần tôn thêm vẻ đẹp cảu mùa thu. Trong năm trăng rằm mùa thu là sáng nhất đẹp nhất. Những quả bưởi trên cây, khấp khởi trong lòng một niềm vinh dự được trịnh trọng đặt giữa mâm cỗ trăng rằm. bọn trẻ con có lẽ mong đợi mùa thu nhất. bởi thu về chúng có những đêm trung thu vui vẻ, có những món đồ chơi ưa thích.
Mùa thu còn gắn bó thiết tha với tôi bởi kỉ niệm sâu sắc về bà nội kính yêu. Mùa thu năm đó sao mà rét dữ dội thế. Bầu trời ảm đạm, không khí lạnh tràn về sớm hơn mọi năm. Mới cuối thu thôi mà sao lạnh giá thế. Nội tôi đi ra đi vào nhìn trời đất thở dài lo lắng. Nội lo trời trở lạnh đột ngột thế này dàn gà sẽ toi mất. Nôi che chắn chuồng gà cẩn thận hơn. Rồi cũng đến ngày nội bán gà. Số tiền đó nội mua cho tôi một chiếc áo bông ấm áp. Cả xóm nghèo hồi ấy, đứa nào cùng ghen tị với tôi vì có được chiếc áo đẹp…Bây giờ gia đình tôi khá giả hơn, mẹ có thể mua cho tôi nhiều chiếc áo đẹp hơn. Nhưng với tôi, chẳng có chiếc áo nào quí giá hơn chiếc áo bông của nội. Giờ nội không còn nữa nhưng tình yêu thương nội dành cho tôi vẫn sẽ luôn theo tôi suốt cuộc đời. mỗi độ thu về, lòng tôi lại dâng trào nỗi nhớ nội khôn nguôi.
Mùa thu là thế đấy. Yêu mùa thu ta mới cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương. Và mùa thu cũng luôn mở rộng tấm lòng thương yêu chào đón mọi người. Yêu lắm mùa thu ơi !
“Mùa thu ơi mùa thu…”
Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Trời đầu đông. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy giống mùa thu đến lạ!...
Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…
Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.
Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình. Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao!
Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!
Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy…
Hết thu. Vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Và tôi yêu nắng như yêu chính mùa thu của tôi. Có lẽ nắng cũng yêu tôi, như mùa thu yêu tôi…
Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tiếc nuối. Tôi ngắm nắng như ngắm chính mùa thu của tôi. Tôi không chắc có phải tôi yêu mùa thu không? Không, có lẽ tôi nghiện mùa thu mất rồi! Bật lại bài hát, tôi nhắm mắt. Mùa thu ơi, hãy quay lại nhé! Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?
Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.
Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.
Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.
Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.
Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.
Nội dung chính của văn bản trên là: Giới thiệu một số phương tiện giao thông trong tương lai.
=> Đáp án A
Thiên Trường – Wikipedia tiếng Việt
Tham khảo
Thiên Trường là một phủ (lộ) dưới thời Trần-Lê.