K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.

26 tháng 11 2023

Một số cây công nghiệp lâu năm là:cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.

Cà phê là cây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên

Những thuận lợi và khó khăn là;

- Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp cùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

- Khó khăn: thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...

26 tháng 11 2023

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh… Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…). Trong khi đó các làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí.uy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy nguyên liệu, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Khâu vẽ mẫu là khởi nguồn cho ý tưởng hình dáng sản phẩm. Khâu tạo khuôn khó nhằn đòi hỏi những người thợ lành nghề tham gia. Các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn để đảm bảo an toàn và chất lượng thành phẩm. Từ đó bước cuối cùng sẽ gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ở Việt Nam nhắc tới cà phê chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng với những loại cà phê thượng hạng vào bậc nhất trên thế giới đó chính là vùng Tây Nguyên. Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng thường được trồng nhiều nhất ở hai tỉnh Đắc lắc và Gia Lai. 

Cà phê Tây Nguyên Arabica là một trong các loại cafe nổi tiếng ở Việt Nam, đặc thù của loại cà phê này đó là nó có hạt hơi dài và thường được trồng ở độ cao trên 600m chủ yếu nó được trồng ở tỉnh Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Quả cà phê Arabica thông thường sẽ được thu hoạch sau đó lên men bằng hình thức ngâm nước cho nở sau đó mới rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế mà hương vị của cà phê Arabica hơi chua, đây cũng là lời giải thích cho rất nhiều người khi uống cà phê thường thấy hơi chua, đó chính là ở cách chế biến. Vị hơi chua được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê Arabica này.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trong văn hóa của người Ê Đê, đàn ông, phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp chung của dân tộc. Bằng bàn tay khéo léo cùng sự tinh tế, tỉ mẩn của mình, người Ê Đê đã dệt nên những bộ trang phục mang đậm màu sắc của dân tộc. Theo truyền thống, trang phục của người Ê Đê thường là màu đen hoặc màu chàm

Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê Đê đó là váy tấm, áo chui. Áo của phụ nữ Ê Đê có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải, được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái, được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao, rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Trên nền màu chàm, áo được trang trí bằng các đường viền kết hợp với dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo. Còn trang phục của đàn ông Ê Đê là đóng khố và mặc vải tấm. Áo của đàn ông có thiết kế rộng và dài hơn của phụ nữ. Phần cổ áo được khoét tròn có xu hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực. Phần tay áo dài, vạt áo sau dài hơn vạt trước. Trên nền màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vài viền đỏ, trắng. Đặc biệt, khu vực giữa áo có mảng kẻ ngang trong bố cục hình chữ nhật. Đây là loại áo khá tiêu biểu của nam giới người Ê Đê. Ngoài ra còn có loại áo cộc tay đến khuỷu hoặc không có tay.

25 tháng 11 2023

Một số hình ảnh tham khảo:

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Vùng Tây Nguyên với các tỉnh như: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng; có tổng diện tích trồng cà phê khoảng 639.000 ha (chiếm tỷ lệ 92% so với cả nước), năng suất đạt 28,5 tấn/ha (cao gấp 1,1 lần so với cả nước), sản lượng khoảng 1.669.000 tấn, chiếm tỷ lệ 95% so với cả nước.
Qua đèo Hải Vân là vùng đất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Điểm đặc biệt và quan trọng nhất đối với cây cà phê đó là độ cao. Chẳng hạn như, cà phê chè hay Arabica phải được trồng ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển và các vùng cao nguyên tại Lâm Đồng như Di Linh, Bảo Lộc, Đà Lạt...hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện đó. Riêng vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 173.660 ha cà phê cho thu hoạch. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 162.129 ha; năng suất bình quân 32 tạ/ha; sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân. Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong số những vùng trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta mà không phải các vùng khác? Về các yếu tố tự nhiên Về khí hậu:
- Vùng đất Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là giống cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có độ cao tầm 800m so với mực nước biển nên thích hợp với giống cà phê Robusta. Mặt khác, vùng Tây Nguyên có độ ẩm không khí cao tạo thuận lợi để cây cà phê phát triển. Lượng mưa không quá nhiều ở đây cũng làm hạn chế sự sinh sôi của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm cao, ban ngày nắng gắt, còn ban đêm se se lạnh giúp cà phê được trồng ở vùng này ngon hơn. Chưa hết, khu vực Tây Nguyên còn có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Đây là điều kiện tốt cho việc trồng, thu hoạch và bảo quản cà phê. Ngoài ra, lượng mưa tương đối ổn định nên lượng nước từ các sông và nguồn nước ngầm cũng có giá trị rất lớn trong việc tạo điều kiện để phát triển cà phê.
-  Về đất đai: Một trong những đặc điểm thuận lợi nhất mà vùng Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để trồng được diện tích cây cà phê lớn nhất cả nước đó là đất đỏ bazan. Theo đó, đất tại khu vực Tây Nguyên có hơn 80% là đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tơi xốp rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, nhất là cây cà phê. Cũng vì đặc tính đất đai thuận lợi mà người trồng đỡ chi phí mua phân bón hay tưới nước cho cây cà phê phát triển. Xét về điều kiện kinh tế – xã hội Nếu chỉ dựa vào những gì thiên nhiên ban tặng thì không đủ để đưa Tây Nguyên trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam. Yếu tố thuộc kinh tế – xã hội cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Có thể kể một số điểm mạnh như sau: Về nguồn nhân lực: Ngành cà phê tại Tây Nguyên không chỉ thu hút lao động bản địa mà còn hấp dẫn lao động bổ sung từ các vùng khác trong cả nước, hình thành một lực lượng lao động dồi dào. Về cơ sở vật chất kĩ thuật: Không thể phủ nhận sự cố gắng trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê của người dân Tây Nguyên ngày một nâng cao. Về thị trường tiêu thụ: Cà phê là lĩnh vực có nhiều tiềm năng bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế không chỉ lớn mà còn ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng vọt trong 5 tháng đầu năm và dự báo tiếp tục tăng mạnh mẽ cả về giá và sản lượng trong thời gian tới.

Tham khảo:

 

- Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,... phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

- Ở Tây Nguyên, cây cà phê được trồng nhiều tại: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông...

- Cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực trong cơ cấu kinh tế của vùng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người dân.

- Một số sản phẩm cà phê nổi tiếng nổi tiếng trong và ngoài nước là:

+ Cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.

+ Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối), được trồng nhiều tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk,…

+ Cà phê Cherry (hay còn gọi là cà phê mít), được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.

+ Cà phê Moka Tây Nguyên, được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Cao nguyên Lang Biang hay cao nguyên Lâm Viên, là một nơi được ví như nóc nhà của vùng Tây Nguyên, không chỉ vì độ cao trên 2.000m so với mặt nước biển mà còn vì cảnh quan đẹp tuyệt diệu của nơi đây. Và trong hành trình du lịch Đà Lạt mà không đến Langbiang sẽ rất lãng phí. Lang Biang chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc, nằm trong địa phận huyện Lạc Dương nên bạn sẽ có vừa đủ thời gian để thăm thú nơi đây trong một ngày và trở lại trung tâm thành phố để tận hưởng không khí ấm áp của chợ đêm Đà Lạt với những món ăn vặt ngon nức tiếng.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Em thích nhất là dừa Bến Tre. Từ lâu, Bến Tre đã được mệnh danh là "thủ phủ dừa xanh" khi sở hữu cho mình diện tích cùng sản lượng dừa nhiều nhất cả nước. Thiên nhiên cũng không phụ lòng vùng sông nước Bến Tre khi mang đến nơi đây những trái dừa vừa dày cùi lại có nước thanh ngọt. Đặc biệt hơn cả là các món ăn đặc sản được chế biến từ loại trái cây này như kẹo, bánh lá dừa Bến Tre... Chỉ cần thưởng thức qua một lần, những món ngon này đều khiến bạn lưu luyến mãi không thôi hương vị độc đáo, khó cưỡng.

26 tháng 11 2023

Người anh hùng: NTrang Gưh, Aê H’Mai, Âe H’Phai, Ama Dla Vi…