Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chuyện một khu vườn nhỏ trang 102 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
Nội dung
Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. |
Câu 1
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.
Câu 2
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.
Câu 3
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Phương pháp giải:
Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?
Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?
Lời giải chi tiết:
Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
Câu 4
Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.
Lời giải chi tiết:
“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống.
Bài đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo VÂN LONG
Nội dung bài :
Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.
trả lời câu hỏi :
1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Trả lời:
Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.
3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
Trả lời:
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
Trả lời:
Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.
3. Soạn bài Tiếng vọng
Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)
Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn sau: Từ đầu... mãi mãi chẳng ra đời.
Trả lời:
Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)
Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn sau: Đêm ấy tôi nằm... đến lúc bão vơi, chú ý tới hành động của tác giả.
Trả lời:
Tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ vì khi bão tố ập đến, "cánh chim đập cửa" như kêu cứu, nhưng nhà thơ đã vô tình và dửng dưng nằm ngủ:
"Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc cơn bão vơi".
Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)
Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn cuối bài thơ: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt... đến hết.
Trả lời:
Những hình ảnh đã để lại ám ảnh sâu sắc trong tâm trí tác giả là: "cánh chim đập cửa" trong cơn bão, con chim chết lạnh ngắt bị con mèo tha đi, không còn được nghe "tiếng cánh chim về", tiếng hót trong tổ những quả trứng mà "những con chim non mãi mãi chẳng ra đời". Hình ảnh những quả trứng của chim mẹ sau khi chết để lại nỗi ám ảnh nhất, thương xót nhất.
Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
tk cho mk nha
Tóm tắt:Thu rất thích ra ban công ngồi với ông nội nghe ông giảng về từng loài cây,có điều thu chưa vui cái hằng cứ bảo ban vông ko phải là vườn .Một sớm chủ nhật, thu thấy một chú chim lông xanh sà xuống rỉa lông rỉa cánh trên ban công .thu vội đi tìm cái hằng để khoe rằng có chim đậu là vườn rồi.Nhưng chú chim đã Bay đi mất,để hằng ko nghĩ là mik nói dối, thu hỏi ông nội ,ông trả lời: đất lành chim đậu có j lạ đâu cháu
K CHO MIK NHA
Lên chrome tìm văn mẫu đi bạn :),chứ mình sợ văn mình không hợp
mình là chúa lười :>>>
đâu bạn thử đăng bài tả đi mình k cho !!!
Câu 1: “Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống.
Câu 2: Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây. Khi thành quả chín, rừng rất đẹp. Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây ngất và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
Câu 1
Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... mãi mãi chẳng ra đời.
Lời giải chi tiết:
Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
Câu 2
Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn sau: Đêm ấy tôi nằm... đến lúc bão vơi, chú ý tới hành động của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của con chim sẻ rồi tự trách mình ích kỷ vì: trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, tác giả đã nằm trong chăn ấm, không muốn dậy mở cửa cho sẻ tránh mưa, vô tình đã gây nên hậu quả đau lòng.
Câu 3
Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối bài thơ: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt... đến hết.
Lời giải chi tiết:
Để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả là hình ảnh những quả trứng không có mẹ ủ. Tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở ở trên ngàn. Chính vì vậy ông đặt tên bài thơ là Tiếng vọng
Câu 4
Hãy đặt một tên khác cho bài thơ?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ tên những tên khác cho bài thơ dựa theo nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
Tên khác của bài thơ: Sự ân hận muộn màng, cánh chim đập cửa, cái chết của con chim sẻ nhỏ...
Nội dung
Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. |
Bài đọc
Tiếng vọng
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về,
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
3. Soạn bài Tiếng vọng
Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)
Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn sau: Từ đầu... mãi mãi chẳng ra đời.
Trả lời:
Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)
Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn sau: Đêm ấy tôi nằm... đến lúc bão vơi, chú ý tới hành động của tác giả.
Trả lời:
Tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ vì khi bão tố ập đến, "cánh chim đập cửa" như kêu cứu, nhưng nhà thơ đã vô tình và dửng dưng nằm ngủ:
"Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc cơn bão vơi".
Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)
Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn cuối bài thơ: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt... đến hết.
Trả lời:
Những hình ảnh đã để lại ám ảnh sâu sắc trong tâm trí tác giả là: "cánh chim đập cửa" trong cơn bão, con chim chết lạnh ngắt bị con mèo tha đi, không còn được nghe "tiếng cánh chim về", tiếng hót trong tổ những quả trứng mà "những con chim non mãi mãi chẳng ra đời". Hình ảnh những quả trứng của chim mẹ sau khi chết để lại nỗi ám ảnh nhất, thương xót nhất.
Một buổi chiều hè, Cánh Cam cùng mẹ đi dạo mát. Bất thình lình, từng tảng mây đen kéo đến che kín mặt trời, không gian một màu xám xịt.
Gió thổi dữ dội cuốn tung mọi thứ. Cánh Cam bay chới với cùng cát bụi. Con gió lốc đi qua, Cánh Cam thấy mình đang ở giữa đám cỏ dại đầy gai góc. Nó ngơ ngác nhìn quanh không thấy mẹ đâu cả. Cánh Cam đã hiểu rằng mình đã lạc mẹ, vì bị gió cuốn đến khu vườn hoang vắng, xung quanh chỉ có lũ ve sầu đang kêu rỉ rả. Cánh Cam sợ hãi vô cùng, nó lang thang đi tìm mẹ, chiều tối đã buông xuống, sương trắng đã treo trên đầu ngọn cỏ nhưng Cánh Cam vẫn chưa tìm thấy mẹ. Thật tội nghiệp! Nó gọi mẹ đến khản đặc cả giọng. Vừa gọi vừa khóc thảm thiết, hai hàng nước mắt tuôn rơi. Hay tin Cánh Cam bị lạc, Cào Cào, Bọ Dừa, Xén Tóc đều ngưng làm việc. Họ không thể tiếp tục công việc giã gạo, nấu cơm, cắt áo của mình mà vội vã đi tìm đứa bé bị lạc. Khu vườn hoang vắng lúc này như bị lay động. Tiếng gọi vang vọng trong bụi cây, khe đá. Ai cũng kêu to:
- Cánh Cam ơi! Về nhà thôi! Trời tối rồi đấy. Đừng đi quá xa nữa nhé!
Cuối cùng mọi người cũng tìm thấy Cánh Cam đang lả đi vì đói và mệt dưới gốc cây. Ai cũng muốn đón đứa bé về nhà mình nhưng Cánh Cam không chịu, nó quyết đi tìm mẹ. Cũng lúc đó, Cánh Cam mẹ đang hớt hải đi tìm con thì nghe tiếng gọi liền chạy đến. Gặp được con, Cánh Cam mẹ mừng lắm. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau và không nói nên lời. Mọi người đều vui mừng vì cánh Cam đã tìm thấy mẹ.
#Chúc bạn học tốt!!
Câu 1
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.
Câu 2
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.
Câu 3
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Phương pháp giải:
Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?
Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?
Lời giải chi tiết:
Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
Câu 4
Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.
Lời giải chi tiết:
“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống.
Bài đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ
Cầu viện: xin được trợ giúp
#Mai
huyện Một Khu Vườn Nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.
Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo Vân Long
Chú thích:
2. Nội dung bài Chuyện một khu vườn nhỏ
Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.
Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
3. Cách đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
- Diễn cảm giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng Ở các từ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt...). Đọc đúng giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, thâm trầm của người ông.
4. Soạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ
Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Trả lời:
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm
Câu 3 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Trả lời:
Khi tiếng con chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu, bắt sâu, rỉa cành, hót lên mấy tiếng líu ríu, bé Thu vội xuống nhà Hằng, mời bạn lên xem. Lâu nay, Hằng cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. Bé Thu mời Hằng lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi…
Câu 4 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Em hiểu "Đất lành chim đậu" là như thế nào?
Trả lời:
Câu tục ngữ "Đất lành chim đậu" có nghĩa đen là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân.