Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng hai mươi tám tháng chạp, em dọn dẹp và trang trí nhà cửa nên không kịp đi chợ Tết. Đến tối mệt quá vì cả ngày hôm nay phải làm việc, vừa vào giường em đã ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ em mơ thấy mình dược đi chợ cùng mẹ.
Tờ mờ sáng, chợ đã nhộn nhịp. Khác hẳn ngày thường. Chợ Tết đông nghìn nghịt, chật cứng cả lối đi. Người người qua lại tấp nập, đông vui như hội. Trong đó không ít người đến chợ chẳng phải mua bán thứ gì mà đơn thuần chỉ là để thưởng ngoạn hương vị ngày Tết.
ơ đây, hàng hóa nhiều vô kể. Hàng đầu tiên là hoa quả. Hoa tràn ngập. Hoa muôn hình, muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đám lửa rực sáng trong không gian. Từ hoa cúc vàng rực như những ông Mặt Trời bé nhỏ, hoa hồng kiều diễm như một cô công chúa, đến hoa cẩm chướng rực. rờ màu sắc: đỏ, cam, vàng... Mỗi loài hoa đều có một hương thơm và màu sắc quyến rũ. Trái cây thì nhiều đến lạ lùng. Dưa hấu được chất thành từng đông lớn. Những quả dưa to và tròn nằm gọn ghẽ trồng như đàn heo con. Những quả cam sành mọng nước, những quả quýt nổi bật trên nền đỏ thẫm của những quả táo đỏ vỏ bóng mượt, nhìn đã thấy ngon miệng. Bưởi được bọc trong một lớp giấy bóng đỏ, trên đó vẽ rất nhiều chi tiết tượng trưng cho sự may mắn, bình an.
Vào trong chợ, em bị thu hút bởi hàng quần áo. Cô bán hàng đon đả, khéo léo nên tìm được bộ quần áo ưng ý, mẹ con em đồng ý mua ngay. Bên cạnh đó là những xấp vải mới tinh còn thơm mùi sợi. Rời hàng quần áo là đến hàng bánh, mứt, kẹo. Chỗ này tỏa ra một mùi thơm ngọt ngào, hấp dẫn đối với người mua. Nào là mứt bí, mứt dừa... rồi kẹo dẻo, kẹo mềm. Những hạt sen tròn trĩnh được bao bọc bởi một lớp đường cát trắng tạo nên món mứt sen bùi bùi, thơm thơm. Những viên sô-cô-la hình bông hồng, những viên kẹo với vỏ bọc đủ màu sắc. Cạnh đó là hàng bánh chưng, bánh tét. Bánh được người bán hàng gói rất cẩn thận.
Đi sâu hơn là nơi bán thực phẩm. Thịt lợn, thịt bò, gà, vịt, tôm, cua, cá,... toàn là những thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng và còn rất tươi. Người mua ở đây cũng rất đông và tấp nập. Rau cũng rất phong phú. Nào là rau muông, bắp cải, súp lơ, đậu Hà Lan, những củ hành tây, cà rốt, những quả dưa chuột dài và to,... Ra bên ngoài, em mới để ý đến dãy bán tổng hợp là nơi bán chậu hoa, cây kiểng được bày ở một khu đất rộng nhất. Những chậu quất có quả chín vàng ươm. Những chậu mai rực rỡ với những bông hoa năm cánh. Mọi thứ đều hòa quyện vào với nắng ban mai.
Vừa đi em vừa quan sát, trong cảnh mua bán mọi người không hề thấy mệt. Người đi đông như trẩy hội. Tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, tíu tít.
Đang mơ màng giữa không khí của chợ Tết, em chợt tỉnh giấc bởi tiếng gọi của mẹ. Mở mắt ra, em đã thấy mẹ đứng ở cửa, hai tay xách hai túi to và nặng. Em chạy vội ra cửa giúp mẹ xách đồ vào nhà. Thật bất ngờ khi mẹ mua cho em quần áo, giày dép mới. Và còn có cả một chậu mai nữa kia! Em vui vẻ mỉm cười nghĩ về giấc mơ được đi chợt Tết cùng mẹ.
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá!
Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.
Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+m%E1%BB%99t+b%E1%BA%A3n+s%C6%A1+y%E1%BA%BFu+l%C3%BD+l%E1%BB%8Bch&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwiS_M25-pTdAhXBN48KHZ4IDEYQ_AUICygC&biw=1366&bih=663#imgrc=e26GVMu4CIE_AM:
Bài 1: Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.
bn vào đây xem thử nhé : https://www.topcv.vn/tai-mau-so-yeu-ly-lich-chuan-mien-phi
Sơ yếu lí lịch
Họ và tên : Nguyễn Chí Thành
Ngày sinh : 18/10/2005 Giới tính : Nam Dân tộc : Kinh
Nơi sinh : Bệnh viện phụ sản Hải Dương
Quê quán : Xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.
Hộ khẩu : P702, nhà H, Đền Lừ, Hà Nội
Nơi ở hiện tại : Số 12, ngõ 59 Nguyễn An NInh.
Họ và tên mẹ : Nguyễn Thu Hiền
Nghề Nghiệp : Kế toán
Số điện thoại : 0294995684
Họ và tên bố : Nguyễn Xuân Liêm
Nghề Nghiệp : Công Nhân
Số điện thoại : 0994696586
Chiều cao : 1m52 Cân nặng : 50 kg
Nguyện vọng gia đình ( nếu có ) : ...........................................................................
Tết về rồi, về với mọi nẻo đường của thành phố nhỏ bé này. Cuộc sống thay đổi thật nhiều trong những ngày Tết, mọi thứ đều trở nên thật tưng bừng, rộn rã.
Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.
Câu 8:
Điệp từ ''trông'' trong bài được nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự quan sát, nỗi lo lắng nhiều bề của người nông dân với thiên nhiên. Trong lòng họ luôn canh cánh một nỗi lo về vụ mua, phải khi nào thiên nhiên thật sự tốt, yên bình thì họ mới yên lòng
TLV:
Gợi ý cho em các ý:
Mở đoạn: Ví dụ: Con đường đến trường là con đường đẹp và bình yên nhất mà em từng đi...
Thân đoạn:
Bàn luận:
Giới thiệu về con đường đến trường em:
+ Con đường đến trường trông như thế nào?
+ Bao gồm những gì? (Cảnh vật, nhà cửa, con người...)
...
Cảm nghĩ của em về con đường ấy?
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em về con đường ấy.
_mingnguyet.hoc24_
Câu 8:
Nhấn mạnh được ý nghĩa về sự khổ nhọc của người làm nông nghèo khó, chỉ mong cho trời đất mưa thuận gió hòa từ đó gợi cảm xúc thấu hiểu, yêu quý thành quả lao động là hạt gạo của người nông dân đến đọc giả.
II. Phần tập làm văn
Một số ý:
- Mỗi ngày đi học em bước ra khỏi cổng nhà và bắt đầu hành trình trên con đường quen thuộc. Con đường này đã dẫn em từ ngôi nhà của mình đến trường học (nơi em được tiếp nhận tri thức từ thầy cô và gặp gỡ bạn bè).
- Con đường đi học ấy được bao phủ bởi những hàng cây xanh mát, tạo nên một không gian yên tĩnh và dễ chịu. Em có thể nghe tiếng chim hót và cảm nhận hơi gió nhẹ thoảng qua khuôn mặt mình rất thoải mái. Đôi khi, ánh nắng mặt trời chiếu qua những tán cây, tạo ra những đốm sáng rực rỡ trên đường đi trông thích mắt vô cùng.
- Có lúc khi đang đi trên đường em gặp gỡ những người quen hàng ngày là các bà cụ đang đi dạo, những em học sinh khác cũng đang đi học giống mình. Em và mọi người trao nhau những lời chào thân thiện, tạo nên một không khí gần gũi hòa đồng trên đường.
- Từng bước chân của em vang lên trên mặt đường, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng và đều đặn.
+ em cảm nhận được sự sống động xung quanh, âm thanh xe cộ và tiếng cười của trẻ em chơi đùa.
- Sau cùng thì em đến trường, được trải qua những giờ học thú vị bổ ích.
+ Con đường đi học hàng ngày không chỉ là một phần của tuổi thơ em mà còn là một hành trình tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.
Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.
Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.
Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.
Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.
Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.
Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.
Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!
Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.
Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.
Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu
Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.
Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẽ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bưng nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.
Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn rằng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.
Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?".
Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể
nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy".
Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.
Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.
Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.
Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với
Từ“Vàng rợi” trong câu: “Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi” có thể thay bằng những từ sau: vàng rực, vàng ối, vàng rơm,...
NẾU ĐÚNG BN CHO MK XIN 1 TÍCH NHA!
CẢM ƠN BẠN RẤT NHIỀU . CHÚC BẠN HỌC TỐT