K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2023

1. Đặt vấn đề 
Dẫn dắt và giới thiệu nhận định cần làm sáng tỏ. 
2. Giải quyết vấn đề 
Giải thích: 
“..mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài”: Phản ánh được chân thực hiện thực khách quan của đời sống, không phải chỉ là bề ngoài mà ở bề sâu.
“…mang được sự thật tâm tình của con người”: Phản ảnh được chân thực thế giới tâm hồn, tình cảm của con người
Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp là những tác phẩm phàn ảnh được một cách chân thực, sâu sắc hiện thực khách quan cũng như khám phá được thế giới tâm hồn, tình cảm của con người.
Tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm văn học có giá trị
Phân tích, chứng minh 
* Cơ sở lí luận 
Bản chất của văn học là phản ảnh hiện thực khách quan và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. “Nhà văn là người thư kí trung thành cùa thời đại”( Banlzac)
“Văn học là nhân học”, là khoa học về con người, khám phá con người ở phương diện tâm hồn, tình cảm.. Nội tâm của con người với những trạng thái cảm xúc đa dạng, phức tạp chính là đích hướng tới của văn học “ Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim”
-> Thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở sự chân thực, sâu sắc trong phản ánh đời sống với những qui luật khách quan và thế giới nội tâm của con người.
Lưu ý: Ở phần này, học sinh cẩn đưa ra một số dẫn chứng thật ngắn gọn để chứng minh cho cơ sở lí luận
* Chứng minh, làm sáng tỏ nhận định qua sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Về quan niệm sáng tác: Nhà văn phê phán, xem nhẹ thứ văn chương nhạt nhẽo, diễn một vài ý rất nhẹ, rất nông, quấy loàng trong một thứ văn chương bằng phẳng và quá ư dễ dãi -> Từ quan niệm này, Nam Cao đựơc xem là nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực với khả năng phản ánh chân thực hiện thực của đời sống khách quan và khám phá bề sâu tâm trạng con ngươi.
Về thực tiễn sáng tác
Cần phân tích được sự đóng góp của những tác phẩm của Nam Cao trên hai phương diện
Khả năng phản ánh bề sâu hiện thực khách quan với những qui luật của nó, cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về đời sống. (Ví dụ: “Chí Phèo”,“Sống mòn”..)
-> Nam Cao không chỉ phản ánh mà còn phân tích, lí giải hiện thực ấy và chỉ ra những qui luật.
Khả năng khám phá, phân tích tâm lí của con người.
-> Bậc thầy của nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
( Ví dụ “Chí Phèo:, “Đời thừa”, “Sống mòn”..) 
(Các em cần phân tích cụ thể, chi tiết các dẫn chứng đưa ra nhằm làm sáng tỏ luận điểm)
Đánh giá chung 
- Với khả năng phản ánh hiên thực khách quan và tâm trạng con người, những sáng tác của Nam Cao đã khẳng định được sức sống lâu bền của mình
- Nhận định của GS Lê Đình Kỵ có ý nghĩa to lớn trong định hướng sáng tác và tiếp nhận, là một tiêu chí, thước đo giá trị của văn học.
3. Kết thúc vấn đề 
Khẳng định lại vần đề cần làm sáng tỏ.

Những thiên tài văn học đâu nhỉ giúp mình mấy câu này với, cảm ơn!….Cho nên, cách tốt nhất để có được hạnh phúc thật sự lại rất đơn giản, đó là tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bạn. Vâng, đúng thế, hạnh phúc không thật sự nằm ở chiếc xe bạn lái, ngôi nhà bạn ở, hay công việc bạn đang có,… bởi vì có những người đã đạt được rất nhiều thứ họ mong muốn, nhưng rốt cuộc, họ vẫn...
Đọc tiếp

Những thiên tài văn học đâu nhỉ giúp mình mấy câu này với, cảm ơn!

….Cho nên, cách tốt nhất để có được hạnh phúc thật sự lại rất đơn giản, đó là tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bạn. Vâng, đúng thế, hạnh phúc không thật sự nằm ở chiếc xe bạn lái, ngôi nhà bạn ở, hay công việc bạn đang có,… bởi vì có những người đã đạt được rất nhiều thứ họ mong muốn, nhưng rốt cuộc, họ vẫn không cảm thấy thật sự hạnh phúc. Đơn giản là vì hạnh phúc nằm trong chính bản thân mỗi chúng ta, nó nằm ở ngay trong chính bạn. Bạn tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng tất cả những gì bạn đang có, cũng như chấp nhận và yêu quý chính bản thân bạn. Đó chính là “bí quyết” hạnh phúc mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Bạn có biết rằng, những việc tưởng chừng như rất đơn giản tầm thường như mỗi ngày khi bạn có 3 bữa ăn đầy đủ, hoặc mỗi tối bạn được ngả lưng trên chiếc giường êm ấm của mình, bạn đã hạnh phúc hơn 3 tỉ người khác trên thế giới này. Bạn có biết rằng, nếu mỗi ngày bạn đơn giản thức dậy vào buổi sáng, bạn đã hạnh phúc hơn 150.000 người sẽ không bao giờ thức dậy nữa từ ngày hôm đó…. (Sống và khát vọng,Trần Đăng Khoa, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Hãy chỉ ra bí quyết hạnh phúc mà tác giả đã chia sẻ trong đoạn trích. Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm “hạnh phúc thực sự rất đơn giản” được nhắc đến trong đoạn trích? Câu 3: Tác giả muốn khẳng định điều gì khi đưa ra ý kiến “hạnh phúc không thật sự nằm ở chiếc xe bạn lái, ngôi nhà bạn ở, hay công việc bạn đang có”? Câu 4: Anh chị có cho rằng mỗi người chúng ta đều có thể “tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng tất cả những gì bạn đang có”? Vì sao?

 

1
18 tháng 4 2022

Câu 1: 

Bí quyết : Tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bạn.

Câu 2: Em hiểu rằng :

+ hạnh phúc thật ra là thứ rất bình thường với chúng ta , đối với những con người luôn biết tạo hạnh phúc , luôn dễ vui vẻ và hạnh phúc với những việc nhỏ trong cuộc sống thì một ngày họ có rất nhiều hạnh phúc . Đó là hạnh phúc rất đơn giản .

+ còn với những người luôn không biết đủ , luôn tham muốn những điều xa vời thì họ chẳng bao giờ có hạnh phúc và luôn nghĩ mình thật bất hạnh nhưng thực ra hạnh phúc lại rất đơn giản . Hạnh phúc sẽ được tạo ra khi con người ta vui vẻ . 

Câu 3: Tác giả muốn khẳng định điều: 

+ hạnh phúc con người ta không chỉ nhờ vào vật chất , sự giàu có của họ.

+ dù bạn có giàu có nhiều tiền , nhà và xe thì cũng chưa chắc bạn đã hạnh phúc .

+ con người ta hạnh phúc là nhờ tâm trạng vui vẻ thoải mái của bản thân chứ không phải gò ép theo quan niệm hạnh phúc là khi ta giàu sang và nhiều tiền.

Câu 4: 

Em có vì đôi khi chúng ta cần biết trân trọng sự sống mỗi ngày của bản thân , chúng ta biết trân trọng từng bữa ăn đơn giản trong ngày , biết trân quý tình cảm yêu thương của gia đình dành cho mình , biết trân quý cơ thể bản thân , biết trân quý  tình bạn đẹp ,... thì ta sẽ thấy ngay được , biết ngay được ta đang hạnh phúc như thế nào. Bởi thế , nếu trân trọng những gì ta có thì đó là ta đang tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân mình .

18 tháng 4 2022

Mình lại cảm ơn bạn rất rất rất nhiều.

6 tháng 12 2017

mình làm vầy dc ko m.n

câu 1: Trong cuộc đời con người ai chẳng mơ ước sự thành công nhưng con đường đến thành công đâu phải là thảm hoa hồng rực rỡ. Để đạt được điều đó cần phải có một sự cố gắng, nỗ lực khẳng định mình nhưng đồng thời cũng phải biết chế ngự bản thân mình trước mọi cám dỗ của cuộc sống. Tôi rất thích một câu nói “ Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”.
Vậy những nỗ lực khẳng định mình là gì ? Đó chính là ý chí của con người trong cuộc sống. Nếu muốn thành công trước hết con người phải có một ý chí, một quyết tâm cao độ trước mục tiêu của mình. Nếu không có ý chí, con người sẽ chẳng thể làm được điều gì. Nhưng nếu chỉ có ý chí thôi thì cũng chưa đủ. Con người còn cần phải có một lý trí tỉnh táo, sáng suốt để chế ngự bản thân mình. Bởi cuộc sống vô vàn những cạm bẫy, những cám dỗ. Nếu không tỉnh táo con người dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại.
Tôi đã từng được nghe câu chuyện về một cậu bé nghèo khổ với bài văn viết về mơ ước của mình. Cậu đã nhận điểm kém cộng lời phê của thầy giáo về ước mơ viển vông, thiếu thực tế khi cậu muốn trở thành một chủ trang trại nuôi cừu. Với ý chí quyết tâm của mình, cậu đã biến ước mơ đó thành sự thật. Cậu đã trở thành một chủ trang trại rộng lớn với những đồng cỏ, những đàn cừu của mình trong sự ngạc nhiên, thán phục của người thầy và mọi người. Ý chí của cậu bé nghèo khổ đó thật khiến chúng ta khâm phục . Hay câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí – bị liệt cả hai tay nhưng vẫn quyết tâm nỗ lực đến trường. Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết được rất đẹp bằng đôi chân mà còn làm được rất nhiều việc có ích khác trong cuộc sống. Nếu không có ý chí làm sao Nguyễn Ngọc Kí có thể làm được điều đó? Trong cuộc sống còn biết bao những tấm gương về ý chí khiến chúng ta phải cảm phục như những bạn học sinh nghèo đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của mình để học tập tốt. Nhiều bạn đã thi đỗ vào các trường đại học, thậm chí trở thành thủ khoa…Thật đáng ngưỡng mộ!
Nhưng thực tế cũng cho thấy con người nếu không tỉnh táo chế ngự bản thân thì rất dễ vấp ngã. Đã có bao nhiêu người chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ đã phải trả những cái giá quá đắt cho cuộc đời. Những bạn trẻ lỡ đi vào con đường nghiện ngập, game hay ma túy, rượu chè. Những hành động khiến cho con người phải suốt đời sống trong dày vò tội lỗi. Tất cả đều bắt đầu từ việc không tỉnh táo chế ngự bản thân. Con người luôn phải cố gắng để khẳng định mình nhưng sự khẳng định đó phải phù hợp với các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa và pháp luật của xã hội chứ không phải là sự khẳng định mình bằng mọi giá. Việc cố gắng khẳng định mình là một nhu cầu của con người, nhất là con người trong đời sống hiện đại. Nếu không tự khẳng định mình bạn sẽ chẳng bao giờ thành công. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta hãy hoàn thiện nhân cách của mình bằng một ý chí mạnh mẽ và cả một lí trí sáng suốt tỉnh táo.
Câu nói: Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã quả là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta nhất là với thế hệ trẻ- Những con người đang cố gắng nỗ lực khẳng định mình nhưng cũng còn rất bồng bột thiếu lí trí. Hãy rèn luyện cho mình một ý chí kiên cường, mạnh mẽ để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống nhưng cũng cần phải có một lý trí tỉnh táo để làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn thực sự đã có một ý chí mạnh mẽ và một lý trí sáng suốt thì chắc chắn con đường phía trước của bạn dù thế nào đi chăng nữa tôi tin bạn cũng sẽ thành công!

câu 2 mình ko bik làm, mong mấy bạn giúp đỡ!!!! cần gấp

4 tháng 12 2019

1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

2. Giải thích nhận định:

· Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.

· Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực (trực tiếp miêu tả cuộc sống), vừa mang nội dung tư tưởng (biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn). Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo.

· Bởi vậy: phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người, cuộc sống được thể hiện; qua đó phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng hình tượng.

3. Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:

Ý 1: Vẻ đẹp chung của hình tượng:

Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh với các phẩm chất đáng quí

· Có trái tim yêu nước cháy bỏng.

· Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

· Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.

· Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.

Ý 2: Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:

* "Đồng chí" (Chính Hữu)

· Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

· Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.

· Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.

· Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng. (Quê hương anh ... làng tôi, đôi người xa lạ ... đôi tri kỷ, ruộng nương ... gian nhà ... giếng nước gốc đa, anh với tôi..., áo anh ... quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau ... đầu súng trăng treo)

* "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)

· Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất "lính" của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.

· Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của thế hệ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

· Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với những người lính.

· Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng điệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính (Xe không có kính...kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ... nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh ... Lại đi, lại đi ... Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim)

4. Đánh giá:

· Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn...

· Cả hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng đẹp về người lính trong những năm tháng chiến tranh nhưng không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà thơ. Các nhà thơ đã khắc tạc nên chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến...

· Những đặc sắc về nghệ thuật...

· Khẳng định tài năng, sự đóng góp của hai nhà thơ trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

 Giusp mình phần này với ạĐề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên...
Đọc tiếp

 

Giusp mình phần này với ạ

Đề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nến kinh tế mới chứa đợng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” – Vũ Khoan - SGK 9 –Tập II)

Hãy viết một văn bản nghị luận, trình bày suy nghĩ của em về những cách học (học chay, học vẹt) mà em cần thay đổi để có kết quả học tập tốt nhất.

0
      Cuộc Đời Má Tôi - Chap 2Khi tôi lên cấp ba, nhà chỉ còn mình tôi với má. Sợ má buồn nên sau những giờ học ở trường tôi đều ở nhà với má. Tôi quyết tâm học hành vì biết rằng mỗi thành quả chân chính của chị em tôi đó là niềm vui lớn nhất của ba má. Nhưng những gì tôi đã làm được chẳng đêm lại cho ba má niềm vui xứng đáng nào cả, thực tế thì tôi có thể làm tốt hơn....
Đọc tiếp

      Cuộc Đời Má Tôi - Chap 2

Khi tôi lên cấp ba, nhà chỉ còn mình tôi với má. Sợ má buồn nên sau những giờ học ở trường tôi đều ở nhà với má. Tôi quyết tâm học hành vì biết rằng mỗi thành quả chân chính của chị em tôi đó là niềm vui lớn nhất của ba má. Nhưng những gì tôi đã làm được chẳng đêm lại cho ba má niềm vui xứng đáng nào cả, thực tế thì tôi có thể làm tốt hơn. Tôi muốn đoạt học bổng để ba má vui, còn tiền thì ai chẳng cần, nếu đỡ đần ba má bằng cách tự lo cho mình sách vở và dụng cụ học tập bằng những đồng tiền học bổng chân chính như các chị đã làm thì thật là vui, tôi đã thật cố gắng và công bằng mà nói tôi đủ sức để đoạt được, nhưng rồi sự tầm thường đến mức đớn hèn của cuộc đời đã cướp mất niềm vui vừa chớm của tôi và gia đình, còn biết nói làm sao, chỉ còn biết tự trách mình vì sao không cố gắng hơn một chút nữa để thoát khỏi sự ti tiện của đời thường. Má vui nhất có lẽ là những lúc tôi đọc cho má nghe những lá thư của ba hay của các chị kể về những thành công của mình, tôi ước mơ có một ngày tôi được như các chị ấy…

 

 

3

hay đấy

22 tháng 7 2018

Hay lắm

30 tháng 6 2016

- Lão Hạc của lớp 8 mà?

1. Ý nào không phải là ý chính trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?A, Giới thiệu sự việc hiện tượngB, Bày tỏ thái độ đối với sự việc hiện tượngC, Phân tích đánh giá, nhận định về sự việc hiện tượngD, Khẳng định phủ định, liên hệ rút bài học cho bản thân2. Vấn đề nào sau đây yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một sự việc hiện tượng đời sống?A,...
Đọc tiếp

1. Ý nào không phải là ý chính trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

A, Giới thiệu sự việc hiện tượng

B, Bày tỏ thái độ đối với sự việc hiện tượng

C, Phân tích đánh giá, nhận định về sự việc hiện tượng

D, Khẳng định phủ định, liên hệ rút bài học cho bản thân

2. Vấn đề nào sau đây yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một sự việc hiện tượng đời sống?

A, Rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá

B, Sống cần nghi lực và ý chí

C, Bàn về lòng biết ơn thầy cô

D, Suy nghĩ về lòng khoan dung

3. Thực hiện các bước làm bài để hoàn chỉnh bài làm đối với đề bài sau:

Tết sắp đến, dịch covid đang quay trở lại, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhân dân ta. Bên cạnh đa số người dân chấp hành nghiêm các quy định về công tác phòng chống dịch của Chính phủ, còn có một số ít cá nhân vì thiếu hiểu biết, vì ích kỉ, cố tình nhập cảnh trái phép, bỏ trốn khỏi nơi cách ly, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

0
8 tháng 8 2017

Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học

    + Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .

    + Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả

    + Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…