Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp
Đề 6:
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.
Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).
Câu 1: PTBĐ chính: nghị luận
Câu 2: Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể ( Đây là thành phần tình thái thể hiện mức độ phỏng đoán ở mức độ sẽ xảy ra ) xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người.
Câu 3: Thử thách sẽ luôn tồn tại ở hành trình của mỗi người và nó cũng sẵn sàng làm con người gục ngã bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn ấy, vượt qua chúng bằng chính sự dũng cảm và khát vọng của chính mình.
Câu 4: Em đồng ý với quan điểm " Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ". Ước mơ nó chỉ là những khao khát, là giấc mơ của con người về tương lai, nó còn là động lực làm điểm tựa để con người phấn đấu vươn lên trên mọi giới hạn của bản thân. Thế nhưng ước mơ không thành sự thật nếu bạn chỉ nuôi dưỡng nó trong sự ảo tưởng mà không hành động. Không có thành công nào mà không được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Mác nói rằng " nên biết ước mơ" còn Lênin " phải hành động". Hành động sẽ mang tính đột phá vì nó là do năng lực và quyền của bạn, và bạn xứng đáng có được thành công trong cuộc sống nếu bạn dám đánh đổi. Chính vì thế, ước mơ của bạn dù chỉ là những điều bình thường hay vĩ đại thì hãy sống hết mình để theo đuổi ước mơ và hãy hành động để ước mơ ấy được duy trì ở thực tại chứ không phải trong sự ảo tưởng.
sai kìa