Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đy về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đy đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chỉ nhà có ý đuổi gia đình ông đy nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn
Chúc bạn học tốt
quy nạp : Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ, nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo, giàu đức hi sinh. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ
Khi nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều , Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng , nói như vậy là đúng :
- Kiều có những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn, khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn.
- Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ cửa sổ tâm hồn ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.
- Kiều còn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn.
- Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.
- Tài của Kiều là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời.
=> Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.
Khi tả tài sắc Thúy Kiều, thi hào không chỉ nói lên cái tuyệt vời của hiện tại mà còn hàm ý dự báo về tương lai của nàng, sắc đẹp kiều diễm "hoa ghen… liễu hờn…” với bản đàn "Bạc mệnh" mà nàng sáng tác ra "lại càng não nhân" như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh "định mệnh" mà nhà thơ đã khẳng định: "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen",… "Chữ tài liền với chữ tai một vần",… Gần hai thế kỉ nay, bức chân dung giai nhân này qua đoạn thơ Chị em Thúy Kiều đã để lại trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam một sự cảm mến nồng hậu, một sự phấp phỏng lo âu đối với người con gái đầu lòng của Vương ông. Đó là tài năng đích thực của Nguyễn Du về nghệ thuật tả người.
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời con người là tình mẫu tử, nó là mối keo sơn gắn kết người sinh thành ra chúng ta. Trong cuộc sống cũng như trong thơ văn, tình mẫu tử luôn được nhắc đến với thái độ kính trọng, trân trọng nhất. Tuy không được nhắc nhiều đến trong thơ văn, trong cuộc sống, thế nhưng, tình phụ tử cũng là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào! Nó cũng cao cả, sâu nặng, nghĩa tình như tình mẫu tử vậy.
Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, như trời như biển mà có cố gắng cả đời chúng ta cũng chẳng thể trả hết. Nếu như tình mẫu tử là sợi dây liên kết giữa người mẹ và con mình thì tình phụ tử lại là mối liên kết giữa cha và con. Tuy được thể hiện theo từng khía cạnh, cũng như biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại đều là một thứ tình cảm sâu nặng tựa trời biển.
Tình cảm phụ tử - phụ là cha, tử là con, nó gợi cho chúng ta sự gắn bó khăng khít, sự thủy chung, yêu thương bao dung, bền chặt. Nếu như mỗi lần nhắc tới mẹ, ta lại cảm thấy một sự nhẹ nhàng, ấm áp, dịu êm thì nhắc tới cha, ta lại cảm thấy một sự ấm áp khác lạ. Đó là sự ấm áp đầy nam tính, dù không dịu dàng như mẹ nhưng lại khiến ta an tâm và tin tưởng biết nhường nào! Phải, tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng bậc nhất của cuộc đời người, nó đóng một vai trò thật đặc biệt trong đời sống của chúng ta. Mẹ sinh thành ra ta, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi nuôi dạy ta nên người. Mẹ là người lo cho ta giấc ngủ ngon, sớm khuya bên cạnh thì cha lại là người trụ cột trong gia đình, có tầm nhìn cao rộng hơn, mạnh mẽ hơn, giúp bảo vệ gia đình, bảo vệ mẹ, bảo vệ ta. Cha là người vất vả hy sinh công sức, thời gian bên ngoài xã hội lo cho gia đình vì miếng cơm, manh áo. Cha cũng sẽ là người nghiêm khắc với ta hơn bởi cuộc đời đã tôi luyện cho cha thành một người cứng cỏi như thế. Có lẽ vì vậy, tình phụ tử không êm dịu, nhẹ nhàng như tình mẫu tử mà nó mạnh mẽ, can đảm hơn rất nhiều.
Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác. Cha rất nghiêm khắc với ta, có thể thẳng thắn khuyên răn chúng ta bằng những lời lẽ cứng cỏi, giáo dục chúng ta bằng sự nghiêm khắc của mình. Tình phụ tử khác với tình mẫu tử, bởi tình mẫu tử luôn được bộc lộ ra một cách tình cảm nhất, rõ ràng nhất nhưng tình phụ tử lại rất ít được biểu lộ, nó chỉ tồn tại thầm kín trong tâm hồn ta, chảy thật mạnh mẽ trong tim của ta.
Có mẹ có cha trên đời thì là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta. Vậy mới nói, tình phụ tử, tình mẫu tử đối với mỗi người mà nói trong cuộc sống thật sự vô cùng quan trọng. Có cha trong đời, ta sẽ được chở che bằng đôi vai rộng, bằng tấm lưng lớn. Cha sẽ chăm sóc ta, dạy ta sự can đảm, sự mạnh mẽ và trưởng thành. Vâng, có cha, cuộc đời thật hạnh phúc biết nhường nào!
Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện về một người cha đưa đứa con nhỏ của mình băng rừng vượt suối để lên tới bệnh viện. Anh ở tận Tây Nguyên xa xôi, nhưng vì đứa con bệnh nặng, chẳng thể chữa trị tại quê nhà, vậy nên anh lặn lội mang con tới tận Sài Gòn để mong có được sự chữa trị tốt nhất. Trên người anh chỉ vỏn vẹn vài triệu bạc vừa bán được chút cà phê, mang cả lên đây chờ con khám bệnh. Nhìn gương mặt, thân hình của anh, tôi thấy được sự vất vả, nắng gió, cực nhọc, nhưng tình phụ tử, tình yêu con đã giúp anh vượt qua tất cả, mang con đến với những gì tốt đẹp nhất mà anh có thể cho nó. Phải, chẳng có gì bằng tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái của mình được. Họ có thể chịu khổ, nhưng họ sẽ dành cho con mình những gì tốt đẹp nhất mà họ có được.
Hay các bạn có đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Đó là hình ảnh một người cha đau khổ, con không nhận ra vì ông đã xa nó đi chiến đấu khi nó còn quá nhỏ, nhưng ông vẫn dành cho nó sự yêu thương nhất. Dù rằng bị con chối từ nhưng đối với ông, tình phụ tử đã khiến ông không một phút giây nào thôi nhung nhớ tới đứa con nhỏ ở quê nhà. Ông trân trọng từng phút từng giây bên con.
Cha đối với chúng ta mà nói, luôn yêu thương chúng ta bằng những cách đặc biệt nhất. Ta đi sai đường, mắc lầm mắc lỗi thì cha mẹ chính là người đau lòng nhất. Có thể nói, nếu không có cha trong cuộc đời này, đó là một thiệt thòi vô cùng to lớn của chúng ta. Tình phụ tử của cha sẽ giúp chúng ta đi đúng con đường của mình giữa hàng trăm con đường ở cuộc đời bộn bề sóng gió này. Cha sẽ chỉ dạy, sẽ hướng chúng ta tới những gì tốt đẹp nhất mà cha có thể mang tới. Rồi khi vấp ngã, cha sẽ nâng ta dậy, dạy ta những bài học quý, chỉ cho ta cách thức đứng lên giữa cuộc sống bon chen này. Phải, có cha, điều đó thật tuyệt vời biết bao nhiêu.
Vậy nên mỗi chúng ta hãy luôn tâm niệm trong lòng tình phụ tử thiêng liêng này, phải luôn luôn trân trọng và giữ gìn nó một cách cẩn thận nhất. Hãy lắng nghe người cha yêu quý của mình, chăm sóc theo cách tốt nhất mà mình có thể. Và chúng ta càng phải cố công học tập thật tốt hơn nữa, ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi và niềm tin mà cha chúng ta đã đặt vào chúng ta.
Tuy hiện nay, đâu đó vẫn xuất hiện một vài tin tức đáng buồn về tình phụ tử. Một người đàn ông ở Hà Nội cùng vợ của mình đã đuổi người cha già hơn tám mươi tuổi của mình ra ngoài đường trong đêm khiến người cha ấy phải ngủ ngoài lề đường. Thật sự một người con lại có thể đối xử với người cha đã nuôi nấng mình như vậy sao? Đó là một hành vi ngược đãi cha mẹ thực sự đáng lên án vô cùng. Cha mẹ chúng ta dù già yếu nhưng vẫn là người chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta từ thuở còn thơ, đừng bao giờ cảm thấy phiền vì phải chăm sóc cha mẹ của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-phu-tu-46249n.aspx
Tình phụ tử - một tình cảm thiêng liêng và quý báu trong cuộc đời chúng ta. Nó cũng cảm động, cũng sâu nặng như tình mẫu tử vậy. Cha cũng yêu thương, cũng chăm sóc, dạy dỗ ta như mẹ. Tình phụ tử sâu nặng quá đỗi mà chúng ta cả đời chẳng thể nào có thể đền đáp lại được "Tình cha ấm áp như vầng thái dương, ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn. Suốt đời vì con gian nan, ..."
tự cắt khúc nào hay mà ghi nha
Học tốt nha
Chắc chắn những ai đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng chúng ta không thể nào quên được hình ảnh bé Thu khóc ôm chầm lấy ba trước khi ba lên đường. Tình phụ tử đã được khắc họa rõ nét nhất trong tác phẩm. Và vào một đêm hôm nọ, sau khi đọc lại câu chuyện, tắt đèn và lên giường đi ngủ, điều tôi mơ ước đã thành sự thật. Tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu nay đã là cô giao liên Thu, đó là những phút giây mà tôi không thể quên được.
Không gian này nhìn khá quen quen, à hóa ra đó là chiến khu những người chiến sĩ đang chiến đấu rất quả cảm và anh dũng. Tôi nghe đâu đấy có tiếng của một người con gái hóa ra cô là cô gái giao liên đem những thông tin, những bức thư đến cho các chiến khu.
Cô gái có dừng lại để nghỉ ngơi, tôi đã đi ra nói chuyện với cô. Tôi chào hỏi cô, và được biết hóa ra cô chính là bé Thu trong tác phẩm "Chiếc lược ngà". Tôi rất tò mò về chuyện của cô, cô có kể:
- Từ nhỏ, cô đã sống bên mẹ không hề biết mặt cha như thế nào, nhưng niềm hạnh phúc của cô đó chính là nhìn thấy ba qua bức ảnh mà hồi ba má chụp chung. Ba của cô khá là đẹp trai đó nha. Cũng vì bom đạn của chiến tranh, những trận càn đã khiến cho gương mặt của ba không còn nguyên vẹn. Khi mà ba về thì hoàn toàn không giống với tưởng tượng mà ba có một vết sẹo khá dài trên gương mặt
Tôi hỏi cô
- Thế sao mọi người bắt cô gọi là ba sao cô lại có những phản ứng với ông Sáu như vậy ạ?
- Đúng vậy, dù mọi người nói như thế nào thì cô cũng phản ứng rát gay gắt đối với ông. Đấy đúng là một sai lầm mà đời cô vô cùng hối hận đó. Sau bao nhiêu lâu, khi mà cô nhận ra ba của mình thì cũng là lúc ông phải lên đường. Đó cũng là lần cuối cùng mà cô và ba được gặp nhau và được ba ôm trong lòng.
Tôi lại hỏi cô Thu
- Thế cô ơi, thế vì sao cô lại trở thành cô giao liên như thế này ạ?
Cô Thu trả lời với gương mặt đầy lòng nhiệt huyết
- Đúng vậy, cô trở thành cô giao liên là muốn tiếp nối giấc mơ của ba. Cô cũng có một phần nào đó sự gan dạ, can đảm của ba cô đó. Cô cũng bị giặc bắt mất lần rồi, nhưng bắt có tra khảo nhưng thế nào cũng không chịu khai, không thể đưa ra thư. Cô nghĩ ba trên trời cũng rất tự hào về cô đó.
Nói xong cô rút chiếc lược ngà trong túi ra chải tóc, cô cầm và nói với tôi rằng
- Đây chính là chiếc lược mà ba cô tặng, nó là kỉ vật cuối cùng nó sẽ mãi mãi theo cô......
Tự dưng nói đến đây, tôi giật mình tỉnh giấc và mới phát hiện ra mình vừa ngủ mơ. Cuộc gặp gỡ và trò truyện với cô Thu đã giúp tôi hiểu thêm về cô giao liên dũng cảm ấy. Đó là lòng yêu nước, tình phụ tử. Đây là một tác phẩm hay và đáng để chúng ta suy ngẫm.
Tham khảo!
Trong học tập, tự học là một yếu tố cần thiết làm nên thành công. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đã nghe nhiều về hai từ tự học. Tự học là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện kỹ năng, nhận thức. Tự học là chủ động, tự giác tìm hiểu, trau dồi kiến thức, hình thành kỹ năng cho bản thân mà có thể không cần nhờ người khác. Như vậy, tự học trong học tập là rất quan trọng. Vì sao vậy? Bởi kiến thức là bao la, vô tận đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự chủ động khám phá, tìm kiếm, không phải lúc nào cũng dựa dẫm, ỷ lại. Cuộc sống bao điều phong phú, mới lạ, chúng ta phải tự tạo lập cho mình một cách thức để khám phá mà không thể mãi đi theo lối mòn của mọi người được. Tự học là điều cần có và nên có ở mỗi người. Không chỉ dừng lại ở đó, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không phải chờ đợi sự giải đáp thắc mắc từ một người nào, chúng ta hoàn toàn bằng khả năng của bản thân có thể tự mày mò. Nó khiến bộ não của chúng ta tư duy, dần dần trở thành một thói quen tốt, không thụ động trong việc khám phá tri thức. Từ đó tự học bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học cũng chính là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và đạt được thành công. Ai trong chúng ta chắc đều biết tới cậu bé Đỗ Nhật Nam, nhờ tinh thần tự học, tự mày mò, tìm hiểu những điều mới lạ, cậu học sinh nhỏ tuổi đã trở thành nhà dịch giả nhỏ tuổi nhất của Việt Nam, được bạn bè trong nước và quốc tế thán phục, ngưỡng mộ. Học sinh có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.