K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

tham khao:

 

“Việt Bắc” của Tố Hữu không chỉ là bài ca ân tình thủy chung giữa những con người của cách mạng với đồng bào miền núi, đó còn là khúc hát ngợi ca thiên nhiên và con người nơi mảnh đất xa xôi của Tổ quốc. Hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc được nhà thơ tập trung khắc họa ngợi ca trong những dòng thơ tươi đẹp:

"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Cảnh vật Việt Bắc được khắc họa rất điển hình. Tố Hữu đã mượn hình ảnh của hoa chuối đỏ tươi để gợi dậy một nét đặc trưng của mùa đông Việt Bắc. Có người cho rằng hình ảnh hoa chuối lần đầu tiên đi vào thơ Tố Hữu nhưng đã tạo được ấn tượng đặc biệt với người đọc. Cảnh mùa đông có nét ấm áp, rực rỡ, tươi tắn, chứ không phải là sự lạnh lẽo, hắt hiu. Bức tranh đan dệt bởi nhiều màu sắc: xanh, đỏ tươi, vàng. Nó không chỉ có nhiều sắc màu mà còn ngập tràn ánh sáng. “Ánh” là một từ rất gợi, hé mở sức sống kì diệu của cảnh và người Việt Bắc. Không thấy con người hiện hữu cụ thể mà chỉ qua hình ảnh "dao gài thắt lưng”, bóng dáng của người lao động vẫn hiện lên đầy bình dị, thân thiết. Bức tranh mùa đông đẹp vẻ đẹp ấm áp từ trong lòng cảnh vật, từ trong sức sống lao động của con người.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Mùa xuân Việt Bắc được gợi ra từ sắc trắng của hoa mơ, sắc xanh của rừng, tạo nên nét đẹp tinh khôi, thơ mộng của cảnh. Màu trắng của hoa có khả năng bao chiếm không gian, nhấn mạnh sự thanh khiết của cảnh vật. Hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp giản dị trong công việc lao động hàng ngày. Chỉ cần hình ảnh rất nhỏ cũng làm sáng vẻ đẹp cần mẫn, bền bỉ, kiên trì của người lao động trong công việc lao động của họ.

Nếu câu thơ mùa xuân bừng sáng sắc trắng của hoa mơ thì câu thơ mùa hạ lại ngân lên tiếng ve quen thuộc của núi rừng Việt Bắc. Tiếng ve dệt thành bản đồng ca mùa hạ rộn ràng, tươi vui. Sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc đã tạo nên sự độc đáo cho cảnh vật. Sắc vàng của rừng phách như muốn tràn ra ngoài, ứa nhựa sống nhờ những tác động rộn ràng của tiếng ve. Câu thơ mùa hạ tưng bừng bởi thanh âm, náo nức bởi màu sắc, nhộn nhịp của cuộc sống lao động. Hình ảnh cô em gái hái măng không gợi nên sự lạc lõng, cô đơn mà hiển hiện người lao động bình dị, làm chủ công việc của mình, đã trở thành điểm nhấn cho bức tranh mùa hạ.

 

Hình ảnh vầng trăng mùa thu hòa bình mát rượi và tiếng hát ân tình vang ngân của con người đã làm sáng lên bức tranh mùa thu. Bức tranh ấy lắng lại trong nét đẹp quyến rũ, gợi cảm. Khúc hát ân tình vang lên trong tâm hồn thi sĩ, vọng lại từ rừng thu Việt Bắc kháng chiến. Cái đẹp của thiên nhiên hòa quyện với cái đẹp của con người.

Đặc sắc hơn cả, bức tranh được nhìn bằng tất cả niềm yêu thương, gợi bằng nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả. Từ “nhớ” được lặp nhiều lần, Tố Hữu qua thơ đã dựng lại một bức tranh Việt Bắc giản dị mà thân thuộc tình người. Sự chọn lọc hình ảnh đầy tài năng, sáng tạo của nhà thơ đã tạo ra một bộ tứ bình độc đáo, hoàn chỉnh. Lời thơ lục bát ngọt ngào, tha thiết làm nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng.

Viết về cảnh và người Việt Bắc, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc để thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha của mình. Chẳng những vậy, đoạn thơ sử dụng từ ngữ một cách tinh tế; hình ảnh thơ giản dị, gần gũi mà tươi đẹp diễn tả thành công hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc ân tình, chung thuỷ.

Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Việt Bắc” nói chung đã khắc vào lòng người đọc những hình ảnh đẹp đẽ nhất về cảnh và người Việt Bắc. Đọc bài thơ, không chỉ những con người của cách mạng năm xưa cảm thấy xúc động vô bờ mà cả những con người của thế hệ hôm nay lòng cũng chợt nghiêng nghiêng về một vùng gió ngàn Việt Bắc.

16 tháng 12 2021

em cảm ơn rất nhiều ạ.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

19 tháng 7 2016

- Các từ đồng nghĩa trong đoạn văn là: "Bác", "Người", "Ông cụ"

- Những từ trên đều chỉ Bác Hồ nhưng mỗi từ lại có sắc thái, tình cảm khác nhau: từ "Bác" gợi sắc thái thân mật, từ "Người" gợi sắc thái kính trọng, từ "Ông cụ" lại gợi sắc thái gần gũi, bình dị

còn đoạn văn 2 tớ chưa gặp bao giờ nên không chắc, bạn nhờ người khác nha bucminh

20 tháng 7 2016

Cảm ơn bạn nha , mik tự nghĩ dzậy

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

a. Phép nhân hóa được sử dụng qua hai câu thơ:

    "Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù"

Những động từ "giăng", "che", "vây" vốn chỉ hành động của người được gán cho sự vật "núi", "rừng" nhằm nói lên tinh thần đoàn kết, sự che chở của núi rừng, góp phần làm nên chiến thắng của quân ta. Cán bộ và đồng bào miền ngược, cũng như núi rừng cùng đồng cam cộng khổ, đoàn kết đánh giặc.

b. Phép nhân hóa được sử dụng qua câu thơ cuối "Người đi rừng núi trông theo bóng người". Nỗi "nhớ" và "trông", vốn là trạng thái và hành động của người được gán cho vật, cho thấy sự quyến luyến bịn rịn của con người, thậm chí là thiên nhiên cảnh vật đối với cuộc chia tay.

28 tháng 2 2018

cảm ơn cậu nhìu nah

21 tháng 10 2021

Đáp án đúng là A nha

21 tháng 10 2021

A. Xuôi - Nguôi

Thơ lục bát gieo vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 (hoặc 4) câu 8.

@Cỏ

#Forever

14 tháng 2 2020

Trông ở câu a là nghĩa gốc 

câu b nghĩa chuyển

câu c gốc

k mình nha bạn cảm ơn bạn nhiều

ai k mình mình sẽ trả lại ạ 

TTT^^

14 tháng 2 2020

b giải nghĩa cho mk từ gạch chân với