Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
2.
Câu trần thuật. BPTT điệp từ không cho thấy sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù
4.
Tham khảo:
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
A Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B Thế à? Môn gì thế?
A Môn Văn.
B Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B. Nhưng sao?
A. Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B. Nhờ sự kiên trì ư?
A. Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B. Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A. Không có gì đâu!
chúc bạn hok tốt
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
Thể thơ năm chữ. Kiểu câu nghi vấn. Hành động hỏi và mục đích nói của câu là bộc lộ cảm xúc.
- Kiểu câu: câu cầu khiến
- Mục đích hành động nói: trình bày
-Các loại câu xét theo cấu tạo
. a) Câu đơn : Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu ( bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). b) Câu ghép : là câu do nhiều vế ghép lại .Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạogiống một câu đơn.. (có đủ CN, VN ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
VD:con cò đang bay
con cò có bộ nông màu trắng và nó đang bay trên cánh đồng
- Các loại câu xét theo mục đích nói.
+ CÂU KỂ : Dùng để kể , tả, nhận định, giới thiệu một sự vật , sự việc . Cuối câu kể thường ghi dấu chấm.
VD;
- Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể )
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. ( tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa .( giới thiệu, nhận định)
+ CÂU HỎI : Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác ( khen, chê, nhờ, ...). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
VD;
- Bác ăn cơm chưa? ( hỏi người khác)
- Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? ( tự hỏi mình)
- Sao bạn giỏi thế ? ( Khen)
- Sao nhà bạn bừa bộn thế? ( chê)
- Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không? ( nhờ vả)
+ CÂU CẢM : Dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục...). Cuối câu ghi dấu chấm than ( chấm cảm)
- A, mẹ đã về ! ( vui mừng)
- Ông ý đi rồi ! ( buồn)
- Bông hoa này to quá!
- Bạn giỏi thật !
+ CÂU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả ... ai đó làm 1 việc gì . Cuối câu có thể ghi dấu chấm than ( nếu đó là 1 mệnh lệnh) hoặc có thể chỉ ghi dấu chấm nếu đó là một lời yêu cầu, nhờ vả nhẹ nhàng)
- Giơ tay lên !
- Các bạn trật tự đi !
- Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.