Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
8.Lục lạp trong tế bào thịt lá chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, nhằm cung cấp năng lượng cho các chuỗi phản ứng trong quá trình quang hợp có thể diễn ra.
9. Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp: Khí khổng là nơi các loại khí đi vào và đi ra trong quá trình quang hợp. Nhờ đó, khí carbon dioxide có thể đi vào lá để cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đồng thời khí oxygen có thể đi ra khỏi lá, tránh việc tích lũy oxygen với nồng độ cao trong lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
tham khảo
- Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp:
- Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình hô hấp:
- Lưu ý: Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây chứ không phải là cơ quan có khả năng quang hợp duy nhất của cây. Ngoài lá, cây có thể quang hợp bằng những cơ quan chứa diệp lục khác.
- Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao,… thì thân cây, cành cây sẽ chứa chất diệp lục (biểu hiện chứa diệp lục là thân, cành của những cây này có màu xanh) để thực hiện quá trình quang hợp.
- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là năng lượng mặt trời (quang năng) được diệp lục ở lá cây hấp thụ.
- Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng được tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (hóa năng).
Sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp:
- Trong quá trình hô hấp, các khí khổng thu nhận O2 từ môi trường và thải ra môi trường khí CO2.
- Trong quá trình quang hợp, các khí khổng thu nhận CO2 từ môi trường và thải ra môi trường khí O2.
Các bộ phận của lá cây và chức năng của chúng trong quá trình quang hợp:
- Phiến lá: dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
- Lục lạp (ở lớp tế bào giữa lá): chứa diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.
- Gân lá: chứa mạch dẫn giúp vận chuyển nước cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ là sản phẩm cho quá trình quang hợp từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
- Khí khổng (phân bố trên bề mặt lá): có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí (cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 được tạo ra do quá trình quang hợp) và thoát hơi nước.
phiến lá : giúp lá hứng được nhiều ánh sáng
gân lá : vẩn chuyển nước cho quang hợp và vận chuyển chất hữu cơ đến các cơ quan khác ở cây
lục lạp : chứa chất diệp lục
khí khổng ( lỗ khí ) => giúp trao đổi khí và thoát hơi nước