Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố, bố là bác sĩ. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều. Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.
nếu sai mik xl
refer
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Nàng tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua muốn kén cho con một người chồng xứng đáng nên đã tổ chức lễ kén rể.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Chàng tên là Thủy Tinh. Cả hai người đều ngang sức ngang tài khiến vua vô cùng khó xử, không biết chọn ai. Vua bèn cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, xong vua gọi hai chàng vào rồi nói:
- Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.
Cả hai cùng nghe xong, liền tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì. Vua Hùng liền nói:
- Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước. Nhà vua lấy làm hài lòng, quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Còn Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Kể từ đó, oán nặng thù sâu, năm nay, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng đều nhận phải lấy thất bại nặng nề.
Refer
Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.
Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân ngậm ngùi:
- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.
Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.
Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.
Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.
Em tham khảo :
Đề số 3 :
Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.
“Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :
Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nóiHôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.
1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :
Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”
Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm”
Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm.
Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.
Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con.
Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn?
Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình.
Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ.
Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!
Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Hạnh vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Hạnh — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.
Cô Hạnh có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô. Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.
Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Hạnh. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.
Mẹ thường kể cho em nghe nhiều truyện cổ tích. Mỗi chuyện mẹ kể đều lung linh ánh sáng huyền ảo, li kì, rực rỡ sắc màu của hoa lá, lấp lánh ánh bảy sắc cầu vồng. Chuyện lí thú đáng yêu như truyện “Chú mèo đi hia”, chuyện hiền hậu như truyện "Tấm Cám”, chuyện cảm động và sâu sắc mà em thích nhất là "Truyện kể về cây hoa hồng".
Ngày xưa, ở một xứ sở lạnh giá, tuyết phủ, xa nước ta lắm, có hai mẹ con chàng trai kia sống trong một căn nhà làm bằng gỗ đẹp. Làng quê của chàng sát chân núi, có rừng đầy nấm và quả thơm, cây xanh cao vút, chim muông ca hót tưng bừng. Mẹ chàng quay xuồng dệt vải còn chàng trai khỏe mạnh ấy trồng lúa, gặt hái ở cánh đồng xa.
Một ngày nọ, mẹ chàng ốm nặng. Chàng trai tạm hoãn mọi việc đồng áng để chăm sóc mẹ. Nhưng mẹ chàng ngày một bệnh nặng. Nhìn mẹ tái nhợt, thiêm thiếp bên giường, lòng chàng đau xót quá! Thần Mặt Trời gõ cửa nhà chàng chỉ đường cho chàng đi lên đỉnh núi tuyết để xin cây thuốc của bà Chúa Thiên thần. Thần Mặt Trời sẽ lái cỗ xe Mặt Trời đi chậm, giữ ngày dài để chàng đủ thời gian đem thuốc về cho mẹ. Chàng trai lập tức lên đường. Vượt qua rừng thông, thác cao, núi đá lởm chởm, gai góc, chàng đến xử sở tuyết phủ của các vị thiên thần. Quần áo chàng rách bươm, chân chàng rỉ máu. Máu chàng rơi trên sườn núi, nhỏ trên núi đá, trên tuyết trắng nhưng chàng vẫn lầm lũi tiến đến căn nhà bằng băng của bà Chúa thiên thần. Trời rét cắt da cắt thịt, chàng vẫn rạp mình dưới gió tuyết mà đi. Đôi bàn chân của chàng đau buốt, tưởng chừng như không lê được nữa thì cánh cửa nhà bà Chúa thiên thần xịch mở, bà dịu dàng nâng chàng dậy. Chàng trai đuối sức nhưng vô cùng mừng rỡ toan cất lời thưa thì bà Chúa thiên thần giơ cao một nhánh cỏ, bảo:
- Con thật biết yêu thương mẹ. Đây là cây thuốc cho mẹ con.
Cùng lúc ấy, bà Chúa thiên thần đưa cao chiếc đũa thủy tinh. Ánh sáng lấp lánh dìu chàng trai bay trên không. Chớp mắt, chàng đã về bên mẹ. Mặt Trời từ từ lặn sau cánh rừng. Đêm tĩnh mịch và sáng lấp lánh ngàn vì sao. Mẹ chàng đã uống thuốc, đang say ngủ. Chàng tựa vào ghế, thiếp đi sau một ngày đường mệt nhọc.
Bình minh ló rạng. Chim hót líu lo. Mẹ chàng thức dậy, tươi tỉnh như chưa hề đau ốm gì. Mẹ chàng ôm lấy chàng, vỗ về. Hai mẹ con nhìn qua cửa sổ: cánh rừng, sườn núi đá và cả xứ sở tuyết phủ nơi chàng đi qua với đôi chân rỉ máu chỗ ấy mọc lên những cây hoa đỏ thắm, đẹp lộng lẫy và hương thơm ngát. Người ta đặt tên cây hoa đó là hoa hồng, hoa kết tinh từ tình yêu của chàng trai dành cho mẹ.
Em cũng yêu mẹ em như chàng trai trong truyện. Em yêu những câu chuyện cổ tích mẹ kể hoài không hết. Em hạnh phúc vì luôn có mẹ bên cạnh. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ mồng Tám tháng Ba, ngày của Mẹ, sinh nhật mẹ, em luôn kính tặng mẹ một đóa hoa hồng đo thắm và chùm điểm mười của em. Mẹ em lại kể em nghe chuyện về cây hoa hồng mà em nghe không bao giờ chán.
Văn mk tự nghĩ, tự viết tăm phần tăm đấy nhé
Tôi có rất nhiều bạn nhưng người bạn mà tôi yêu quý nhất là Hằng. Hằng rất thân thiện và hòa đồng. Bạn có dáng người nhỏ nhắn và làn da trắng hồng.Bạn có khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt đen láy cùng với cặp kính vàng trông bạn thật thông minh. Mái tóc dài, đen óng, bạn cột lên gọn gàng. Hằng là lớp phó học tập của lớp tôi. Bạn học rất giỏi ba môn Toán, Văn, Anh. Giờ ra chơi, bạn thường ở lại lớp hướng dẫn các bạn học yếu hơn làm bài tập. Bạn cũng rất hăng hái tham gia các hoạt động của Đội. Tôi và Hằng thân nhau từ năm lớp một, bạn thường hướng dẫn tôi làm các bài toán khó. Tôi rất quý Hằng và mong tình bạn của chúng tôi sẽ mãi mãi bền vững.
Bạn có thể xem một số bài làm văn mẫu ở đây nè https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-6
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.
Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.
Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.
Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô – người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
Đề bài: Kể vể một thầy giáo mà em quý mến.
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12,
Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.
Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.
Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.
Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.
Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.