K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2022

Trận đấu nào?

6 tháng 4 2022

tất cả các trận đấu

 

29 tháng 4 2021
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Nguyễn Thị Minh Khai

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

1 tháng 10 2021

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Nguyễn Thị Minh Khai

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai

23 tháng 9 2023

Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa vì: C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp. 

Chọn C.

22 tháng 9 2023

Chọn  c

22 tháng 10 2023
1. Hạ Long Bay - Quảng Ninh

 

2. Sapa - Lào Cai 3. Phong Nha-Kẻ Bàng National Park - Quảng Bình

 

4. Cố đô Huế - Thừa Thiên Huế

 

5. Hội An Ancient Town - Quảng Nam

 

6. Đà Nẵng - Đà Nẵng

 

7. Ninh Bình - Ninh Bình

 

8. Mũi Né - Bình Thuận

 

9. Đà Lạt - Lâm Đồng

 

10. Phú Quốc - Kiên Giang
22 tháng 10 2023
11. Cát Bà - Hải Phòng

 

12. Tam Cốc - Ninh Bình

 

13. Mỹ Sơn - Quảng Nam

 

14. Bà Nà Hills - Đà Nẵng

 

15. Cù Lao Chàm - Quảng Nam

 

16. Côn Đảo - Bà Rịa-Vũng Tàu

 

17. Yên Tử - Quảng Ninh

 

18. Ba Bể - Bắc Kạn

 

19. Cao Bằng - Cao Bằng

 

20. Đồng Văn - Hà Giang
25 tháng 12 2021

Tham khảo!

"Có công mài sắt, có ngày nên kim", từng tiếng được phát ra rõ ràng, rành mạch khi em đang dạy em trai đọc chữ, và khi đọc đến câu tục ngữ này, em lại nhớ về một khoảng thời gian em đã vô cùng cố gắng nỗ lực chăm chỉ để viết chữ đẹp hơn.

Hồi đó em học lớp 1, những ngày đầu tiên đến lớp em vẫn còn bỡ ngỡ bạn mới, thầy cô mới, một môi trường mới, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, em đã thích nghi rất nhanh và cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, việc học của em không được tốt lắm, bởi chữ viết của em rất xấu, thường bị cô phê bình. Em rất buồn nhưng may mắn được sự giúp đỡ của chị gái cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, chữ viết của em đã dần một tốt hơn và còn được dự thi cuộc thi viết chữ đẹp.

Những bài học đầu tiên của lớp 1 chỉ là làm quen, đọc số và các nét, em đã học rất tốt cho đến khi cô yêu cầu viết vào vở, rồi rèn từng nét một. Các nét chữ của em hồi đó rất xấu, từng nét không được thẳng mà cứ cong cong, run run. Nhìn chữ viết của mình rất xấu, em trở nên chán nản, không rèn luyện thêm, chỉ viết cho hết bài trên lớp và về nhà không chịu rèn. Những nét chữ của em ngày một xấu hơn và không đúng nét. Cô giáo thấy em không có sự tiến bộ nên đã nhắn với bố mẹ, yêu cầu gia đình để ý đến việc học của em hơn. Từ hôm đó trở đi, ngày ngày chị gái em đều bắt em học bài, rèn thật chậm từng nét chữ, chị gái luôn nhắc nhở em "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Những ngày đầu em cảm thấy rất khó khăn, nhưng dần dần em thấy mình tiến bộ hơn một chút. Chị gái luôn tận tâm chỉ từng nét, và việc rèn chữ đã trở thành một thói quen của em, nhìn thấy chữ của mình đẹp hơn, em đã rất vui mừng. Khoảng thời gian đó, ngoài thời gian rèn chữ trên lớp, về đến nhà, em ngồi ngày vào bàn học và rèn từng chút từng chút một, em đã tự hứa với mình phải đạt được thành tích tốt để cho gia đình tự hào về em. Sự nỗ lực của em đã được đền đáp, chữ của em tiến bộ hơn rất nhiều, đến đầu học kỳ 2, em đã được chọn là thí sinh đi thi đi thi viết chữ đẹp. Em đã chăm chỉ hơn để chuẩn bị cho cuộc thi, tuy nhiên kết quả không được như mong muốn. Em đã tự hứa với mình phải nỗ lực hơn nhiều để đạt được giải, và hai năm sau đó bằng sự quyết tâm vượt bậc, em đã nhận được giải Ba và giải Nhì trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim" quả thật là một câu tục ngữ hay về sự chăm chỉ và thành công. Quả đúng vậy, em rất cảm ơn chị gái đã giúp đỡ em và em cũng rất tự hào về bản thân đã nỗ lực rèn luyện, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

25 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn nha!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

18 tháng 5 2023

a, Trạng ngữ: Nhằm hưởng ứng phong trào "Uống nước nhớ nguồn"

Chủ ngữ: các bạn học sinh

Vị ngữ: đã đi thăm và giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam Anh hùng

18 tháng 5 2023

b, Trạng ngữ: Vào dịp nhà trường tổ chức hội khoẻ Phù Đổng

Chủ ngữ: đội bóng lớp Đạt

Vị ngữ: đã thi đấu hết sức mình