Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,nhân vật chính là một cậu bé láu cá.trong một chuyến du lịch cậu bị bố mẹ ...để quên ở nhà
rồi cậu biết được nhưng chẳng hề sợ hãi.một ngày nọ có trộm.cậu đã bày ra những trò nghịch ngợm để cho chúng hết đường chạy thoát.
cuối cùng laf ba mẹ cậu về rôif hết phim.
b,phim rất hay và hài,có cảnh hơi thốn
phim mình xem lâu rồi nên có sai sót thì bạn thông cảm hihi
Nói đến ý thức là tôi liền nghĩ đến người Nhật.
Người Nhật có ý thức cộng đồng đạt đến đẳng cấp văn minh, nó được hiện diễn khắp mọi nơi.Từ những người nhỏ tuổi đến người già, từ những người công nhân làm đường, người phục vụ, người bán hàng cho đến những người làm việc văn phòng...tất cả đều toát lên vẻ tao nhã, trang trọng. Bởi vậy, người Nhật làm mê hoặc lòng người bằng sự thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra. Cách họ làm việc, đi đứng, ăn mặc, chào hỏi, đối đãi lẫn nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất định đã được học từ lúc lọt lòng. Và những quy tắc này theo họ suốt cuộc đời.
Người Nhật rất cẩn trọng và có chừng mực trong ăn nói, đối đãi với người khác. Luôn lịch sự có thể nói là nguyên tắc số một trong giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật. Thói quen xếp hàng, thói quen nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng tập thể, thói quen đúng giờ, giữ uy tín ...tất cả là nền tảng cần thiết để tạo nên một xã hội văn minh và an toàn.
Những đều này không chỉ đọc qua sách, báo chí hay tin tức. Mà thực sự tôi đã có cảm nhận thực tế khi tôi đặt chân đến đất nước Nhật.
Trên mọi nẻo đường, không hề có rác thải bừa bãi. Nói đến vấn đề này, người Nhật cũng có những quy định riêng. Rác đốt được và rác tài nguyên thì thu gom 2 lần/ 1 tuần, rác không đốt được thì thu gom 1 lần/ 1 tuần. Các gia đình phải tự đem rác đến nơi bỏ theo đúng quy định.
Và khi đi trên đường, điều thứ hai tôi thấy là không hề có cảnh sát giao thông. Nhưng qua những ngã rẽ, ngã ba, ngã tư thì các phương tiện trên đường luôn thận trọng và nhường đường cho nhau. Những nơi có người đi bộ, muốn đi ngang qua đường thì các phương tiện trên đường đi thật chậm hoặc ngừng lại cho người đi bộ đi qua trước. Điều này có thể nói là văn minh, văn hóa giao thông.
Đất nước Nhật cũng là một trong những nước đất chật người đông, nhưng ngoài đường không hề thấy có cảnh ồn ào, lộn xộn. Khi ngồi trên xe điện hay xe bus cũng vậy không hề nghe tiếng nói chuyện ồn ào. Mà luôn có ý thức tôn trọng người ngồi bên cạnh và người xung quanh, luôn giữ im lặng.
.........
Điều này cho thấy người Nhật luôn có cách sống tốt nhất là tuân thủ tuyệt đối theo những nguyên tắc mà xã hội đặt ra. Không tùy tiện, không xáo trộn, không tùy ý thay đổi hay phản kháng. Tính cách con người trong một cộng đồng quyết định bộ mặt và cách ứng xử trong cộng đồng ấy. Xã hội Nhật Bản có nhiều điều đáng để chúng ta nhìn vào và học tập.
Ngoài ra, trong môi trường sản xuất và học tập, Nhật Bản còn có những nguyên tắc đáng để chúng ta học tập.
Là một nước rất nghèo về tài nguyên, động đất nhiều nhất thế giới, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ sau Thế Chiến thứ II. Bằng cách nào mà Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng thần kỳ, trở thành nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kĩ thuật và tài chính. Một phần không thể phủ nhận chính nhờ những bí quyết có một không hai, giúp người Nhật có được năng suất lao động cao bậc nhất thế giới.
Trong quản lý sản xuất, có phương pháp 5S; trong công việc có Horenso.
Vậy 5S là gì?
Theo từ gốc tiếng Nhật, 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shisuke.
Seiri (Sàng lọc): là tổng vệ sinh, sàng lọc và phân loại; Seiton (Sắp xếp): là sắp xếp bố trí lại các khu vực; Seiso (Sạch sẽ): là thường xuyên vệ sinh và kiểm tra; Seiketsu (Săn sóc): là duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp; Shitsuke (Sẵn sàng): là hình thành thói quen và thực hành.
Chính vì sử dụng phương pháp này mà các sản phẩm của Nhật tạo ra đều rất tốt, luôn được người dân và các nước khác ưu chuộng. Hàng hóa của Nhật luôn chú trọng về sức khỏe con người và chất lượng.
Còn Horenso?
Horenso không đơn giản là cái tên của một loại rau, rau chân vịt. Mà nó là đối với người Nhật, Horenso còn là một phương pháp truyền thông liên lạc nội bộ khi làm việc nhóm và là một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia.
HoRenSo là từ viết tắt của ba chữ gồm: Hokoku: Nghĩa là báo cáo; Renraku: Trao đổi và Sodan: Hỏi ý kiến.
Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp và cấp dưới.Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. HoRenSo nghĩa là chủ động trong công việc. Bất cứ tổ chức nào của Nhật cũng tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính Horenso là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất. Với Horenso, tốt nhất là bạn nên tìm cách giải quyết nhanh nhất nếu có thể các yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, hãy chuyển yêu cầu cho cấp trên hoặc người có trách nhiệm giải quyết trực tiếp.
Nếu có cơ hội được tiếp xúc với phong cách làm việc của Nhật Bản, ai cũng biết đến quy tắc Horenso trong làm việc nhóm. Chính nhờ bí quyết này mà các công ty Nhật Bản luôn có phong cách làm việc nhóm cực kì chuyên nghiệp. Bản thân khi tiếp xúc với người Nhật cũng sẽ thấy đều là những người có tinh thần tập thể cao.
Đó là những cảm nhận của tôi về Nhật Bản mà tôi muốn chia sẻ với mọi người
Máu của Crow (cách điệu như MÁU CỦA CROW ) [1] là một Nhật Bản kinh dị truyền hình trực tuyến phim [2] miniseries [8] với một khái niệm câu chuyện ban đầu được viết bởi Yasushi Akimoto và điều hành sản xuất bởi Darren Lynn Bousman . [3]
Phim có sự tham gia của Mayu Watanabe (lúc đó là thành viên của AKB48 ), Sakura Miyawaki (lúc đó là thành viên của HKT48 ), Takahiro Miura và Tetsuya Bessho , [3] cùng với nhiều thành viên khác của Tập đoàn AKB48 trong vai trò hỗ trợ, [ 1] và bộ truyện được đạo diễn bởi Ryo Nishimura và được viết bởi Clint Sears [4] và hợp tác kịch bản bổ sung của Satoshi Oshio. [5] Các tập phim cũng có sự xuất hiện của các diễn viên trong đó có Lily Franky và Shota Somethingani .[10] [11] [12] Nó được bán ở Nhật Bản với khẩu hiệu "Yasushi Akimoto × Hollywood × AKB48", phản ánh sự hợp tác giữa Akimoto (được ghi nhận là cả một nhà văn kinh dị [13] và người sáng lập Tập đoàn AKB48), lãnh đạo nhân viên được rút ra từ ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Hoa Kỳ và các thành viên của Tập đoàn AKB48. [1]
Tập đầu tiên được công chiếu trên Nippon TV vào ngày 23 tháng 7 năm 2016, trong khi tất cả sáu tập [8] đã được phát hành để phát trực tuyến trên Hulu ở Nhật Bản cùng ngày. [1] [14] [15] [16]
Vào tháng 12 năm 2016, Miramax đã mua bản quyền bán hàng trên toàn thế giới cho bộ truyện, ngoại trừ Nhật Bản. [17] [18] Bộ phim đã ra mắt bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ trên Mạng El Rey , phát sóng tất cả sáu tập vào ngày 28 tháng 10 năm 2017. [19] [20]
Tại Vương quốc Anh, sê-ri đã được Tập đoàn Truyền hình Channel Four cấp phép . Tập đầu tiên được phát trên Film4 vào thứ Tư ngày 31 tháng 10 năm 2018 và tất cả sáu tập đã được phát hành để phát trực tuyến hỗ trợ quảng cáo trên cả 4 cùng ngày. Không giống như ở Hoa Kỳ, trong cả hai trường hợp, các tập phim chỉ được cung cấp bằng tiếng Nhật với phụ đề tiếng Anh.
Tham khảo:
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Tham khảo:
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.
"Phong Nha đệ nhất động", đó là một vẻ đẹp mà không ngòi bút nào có thể tả hết được.
Động Phong Nha là một động du lịch nằm trong quần thể núi đá vôi Kẻ Bàng. Để đến với động Phong Nha chúng ta có hai đường thủy và bộ. Nếu đi đường thủy hạn sẽ có thể nhìn ngắm động và dòng nước trong lành lâu hơn. Trước cổng vào động Phong Nha, nếu nhìn lên trên đầu, bạn sẽ thấy những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Vào trong động, không khí có vẻ mái mẻ hơn. Theo con thuyền nhỏ xuôi dòng vào trong, ở mỗi nơi mặt nước lại có một màu khác nhau. Màu xanh, đỏ, vàng của đèn màu, màu sáng lóng lánh của ánh nắng chiếu qua một vài lỗ thủng trong lòng động. Vào mùa hè, sờ tay vào nước ta cảm thấy dòng nước mát lạnh và vào mùa đông ta lại cảm nhận được hơi ấm của dòng nước. Muốn vào sâu trong động, ta phải mang theo đèn đuốc. Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước cái vẻ đệp của nó, một vẻ đẹp lộng, lẫy, kỳ ảo, tráng lẹ mà hoang sơ, giàu chất thơ. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện ra với đủ hình dáng và màu sắc đa dạng. Có những khối mang hình con gà, con cóc, những đốt trúc dựng đứng trên mặt nước như các cột chống trời. Lại có cả những khối hình mâm xôi, cái khánh và có những khối hình các ông Tiên đang đánh cờ. Bàn tay tài hoa của tạo hóa đã tạo ra những khối thạch nhũ đẹp như vậy. Không chỉ đẹp về đường nét mà còn đẹp về sắc màu, sắc màu của những hình khối này lóng lánh như kim cương. Trên những vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang còn có những bãi cát và bãi đá rất rộng và đẹp. Khách bản địa hay thập phương tới đây đều thích ghi hình, chụp ảnh và đi thắp hương trên các bàn thờ mà người Chăm và người Việt dựng lên từ thuở nào. Con sông của động Phong Nha chưa ai đến được cuối dòng bởi nó quá dài. Có thể không có lối ra đầu kia mà lại đi thẳng xuống lòng đất. Đi vào khu quần thể động Phong Nha, bạn như đang lạc vào nơi tiên cảnh, cảnh tượng của nơi mà các vị tiên ở. Âm thanh khi ta nói trở thành thứ âm thanh rất lạ, thánh thót và độc đáo. Những tiếng nước gõ long tong đều có âm vang riêng như tiếng đàn du dương êm ái.
Động Phong Nha hiện nay và mai sau sẽ càng thu hút thêm nhiều du khách từ khắp các đất nước về đây. Nếu các bạn chưa được đến động Phong Nha thì hãy một lần đến đó
Đoạn văn tham khảo :
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”-Văn lớp 6
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Mẹ ghẻ là một người độc ác
luôn luôn đối sử tàn nhaaxn với con chồng
mk xem Mẹ ghẻ toàn phim như vậy thôi
theo mình mẹ ghẻ là một người độc ác nhưng cũng có một số người có tính tốt