Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kháng chiến chống Tống chia làm2 giai đoạn
* Gia đoạn thứ nhất( 1075)
- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung
+ Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.
+ + Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm
+ + Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.
- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.
*Giai đoạn thứ 2(1076-1077)
- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng
- Tháng 01/1077, quân Tóng vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.
- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được nêu ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Có thể nói cảnh vật trên con đường lên Sa-Pa và cảnh vật ở Sa-Pa được tác giả quan sát rất tinh tế.
Ví dụ:
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa màu đen huyền, màu trắng tuyết, màu đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Thời tiết ở Sa-Pa thì thay đổi liên tục. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh cơn mưa tuyết...Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn...
Có thể nói cảnh vật trên con đường lên Sa-Pa và cảnh vật ở Sa-Pa được tác giả quan sát rất tinh tế.
Ví dụ:
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa màu đen huyền, màu trắng tuyết, màu đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Thời tiết ở Sa-Pa thì thay đổi liên tục. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh cơn mưa tuyết...Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn...
Mở bài: giới thiệu vài nét về cây bàng
Trong trường em có trồng một cây bàng, cây to lớn đồ sộ và tỏa bóng mát khắp sân trường đây cũng là nơi chúng em vui chơi mỗi khi giải lao trong giờ học.
Thân bài
a) Miêu tả cây bàng
- Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.
- Gốc cây lớn bằng vòng tay của học sinh lớp 7, dưới gốc cây rễ mọc tạo ra những hình thù quái dị.
- Lá bàng hơi dày, tròn. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có những chùm quả đung đưa trong gió.
- Mỗi mùa lá bàng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
b) Miêu tả cây bàng vào mùa xuân
- Những chiếc lá già rụng, nhường chỗ cho chồi non lấm tấm xuất hiện.
- Vài ngày sau cây bàng như khoác chiếc áo xanh của mùa xuân, chồi non vươn mình đón ánh nắng mùa xuân.
- Trên cây những chú chim chuyền cành, hót líu lo.
- Mùa xuân đến cây trái đua nhau nở rộ, hòa mình vào sắc xuân.
c) Miêu tả cây bàng mùa hè
- Tán lá rộng, sum suê cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường.
- Cây bàng như chiếc ô che nắng che mưa.
- Lá bàng xanh thẫm, thấp thoáng hoa bàng trắng li ti.
- Chỉ vài ngày hoa rụng, cây bàng ra quả.
- Mùa hè đến học sinh nghỉ hè.
d) Miêu tả cây bàng vào mùa thu
- Cây bàng như có sự chuyển mình, lá có nhiều màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng xen kẽ nhau.
- Quả bàng có màu vàng, len lỏi giữa vòm lá, thỉnh thoảng gió thổi quả rụng lả tả xuống mặt đất.
- Nhìn từ xa cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu.
- Thỉnh thoảng có những cơn gió mát lạnh của mùa thu.
e) Miêu tả cây bàng vào mùa đông
- Thân cây sần sùi, khô rát, thiếu sức sống.
- Trên cao chỉ còn vài lá bàng đang cố bám víu vào nhánh cây.
- Gió mùa đông thổi qua se lạnh, càng khiến cho không khí thêm u sầu.
- Học sinh tránh rét,đi học vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi u buồn.
Kết bài
- Cây bàng là người bạn gắn bó, che chở cho học sinh.
- Em rất yêu quý cây bàng, loài cây hữu ích và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
– Tán cây rộng che chở chúng em.
2. Tả chi tiết
– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
– Thân cây xù xì, thô ráp.
– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.
– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.
– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.
– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.
3. Lợi ích của cây bàng
– Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
– Che nắng, che mưa.
– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.
III. Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cây bàng
– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Thân bài:
Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh, sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con, dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được. Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai này, vườn cua ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.
"Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt").
Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển
Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
"Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".
Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:
"Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.
Đã có nhiều tác phẩm viết về những ước mơ của thế giới trẻ thơ. Trong số đó, bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” của Định Hải là một bài thơ hay, có nhiều ý tưởng đẹp, có cách nói ngộ nghĩnh, gợi cảm.
Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ (lục ngôn) có cấu trúc độc đáo, chia thành 5 khổ thơ: 4 khổ thơ đầu, mỗi khổ thơ có 4 câu; khổ thơ cuối (thứ 5) có 2 câu thơ. Ngoài đầu đề ra, câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 6 lần, tạo nên giọng thơ thiết tha, nồng nàn, thấm thía đầy ý vị.
Khổ thơ thứ nhất nói lên ước mơ có phép lạ để trồng được thứ cây ăn quả lớn nhanh có nhiều trái ngọt lành tha hồ ăn thỏa thích. Các chữ: “nhanh”, “chớp mắt”, “đầy”, “tha hồ”, “chén”, “ngọt lành” dùng rất khéo, rất đắt:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành”.
Phải chăng đó là điều ước muốn trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba lá tạo được nhiều giống cây ăn quả rất quý, rất ngọt lành, cho những vườn cây xanh tốt “đầy quả”?
Ước mơ thứ hai của “chúng mình” là có phép lạ để lớn nhanh, như một giấc mơ “ngủ dậy thành người lớn ngay”. Không phải là loại người bụng to – loại giá áo túi cơm – mà là những con người dũng cảm tài ba thám hiểm đáy biển, làm chủ bầu trời:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.”
Khổ thơ thứ ba, tác giả dùng biểu tượng để diễn tả ước mơ đẹp của tuổi thơ. Ông Mặt Trời mới là vũ trũ thăm thẳm bao la, là những hành tinh xa lạ. Mùa đông là biểu tượng cho sự lạnh lẽo, đói rét. Các chữ “hái”, “đúc thành”, “mãi mãi không còn” – đã thể hiện rất đẹp khát vọng tuổi thơ muốn chinh phục các vì sao, muốn sáng tạo nên một thế giới đầy ánh sáng, văn minh, ấm no, không còn cảnh bất công, đói rét:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.”
Ước mơ thứ tư muốn có phép lạ để xây dựng một thế giới hòa bình, không còn cảnh bom đạn, để trẻ em được sống yên vui hạnh phúc! Còn gì đẹp hơn một thế giới mà trẻ em được ăn kẹo, được chơi bi?
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.”
Đây là những vần thơ rất hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.
Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 2 lần ở cuối bài thơ, tựa như hai cánh cửa tâm hồn được mở ra, để mọi ước mơ đẹp cất cánh bay cao và bay xa vào tương lai tươi sáng:
“Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Mọi ước mơ của tuổi thơ đều kì diệu. Ước mơ sáng tạo, ước mơ được sống trong một thế giới đầy hoa thơm trái ngọt, ấm no, hạnh phúc, hòa bình… sao không kì diệu. Định Hải đã thể hiện những ước mơ đó của tuổi thơ một cách giản dị, dễ hiểu. “Nếu chúng mình có phép lạ” là một bài thơ cho ta nhiều thú vị đấy chứ
minh nha
Từ xưa, động vật nuôi trong gia đình đã trở nên phổ biến, nhiều nhà có cho mình những con vật dễ thương và coi chúng như một thành viên trong gia đình. Trong đó mèo là loài vật gắn bó thân thiết với con người chúng ta. Nhà em có nuôi một chú mèo, nó rất xinh và nghe lời.
Chú mèo nhà em khoác trên mình với bộ lông ba màu trắng vàng đen. Đôi tai hình tam giác, mỏng , thính nhạy của chú mèo bình thường thì dựng lên nghe những âm thanh bên ngoài những khi em sờ vào thì lại cụp xuống. Chú có đôi mắt màu xanh lam, tròn như hai hòn bi ve. Cái mũi đỏ hồng lúc nào cũng ươn ướt khịt khịt. Khi mới về nhà em , chú nhỏ xíu kêu meo meo suốt cả một ngày như khóc vì nhớ mẹ vậy.Bốn chân với những móng vuốt sắc để rình con mồi , dưới chân là những nệm thịt màu hồng êm ái để mỗi lần chú leo chèo hay nhảy xuống đất một cách nhẹ nhàng. Chú càng ngày càng lớn , bây giờ đã rất thân quen với gia đình em và em. Em thích nhất bộ lông mềm mượt không bị xù hay bết , mỗi lần được vuốt chúng bàn tay em như được sờ vào tấm nhung vậy. Đuôi chú lúc nào cũng vẩy lên vẩy xuống , cùng dáng đi thư thái quanh chiếc ghê sofa trông thật ra dáng ông hoàng. Mùa đông đến cũng là lúc chú thích cuộn tròn thân hình mũm mĩm, đôi mắt lim dim nằm trong lòng em để ngủ nướng, chiếc ria mép động đậy như những chiếc ăng ten bé xíu vậy. Có lần, đang ăn trong phòng bếp, bỗng có một tiếng động “cạch”, bỗng chú mèo lao mình xuống khỏi đùi em cái phốc, đôi mắt tròn sáng quắc lạ thường, lông dựng lên , những móng vuốt chìa ra vồ mạnh về phía tủ lạnh. Thế là con chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của chú cựa quậy cái đuôi nhỏ không sao thoát ra được. Ôi chú thật cừ khi mỗi lần bắt những con chuột chui vào trong phòng bếp. Sau đó chú mèo chén ngon lành và dụi cái đầu nhỏ vào chân em như khoe chiến công hiển hách của mình vậy. Ngày ngày cùng nhau vui đùa chơi với những quả bóng đã gắn kết em và chú lại với nhau, mỗi khi đi học về em đều nghe thấy tiếng “meo” gọi em đến để vuốt ve chú.
Chú mèo đã trở thành người bạn hàng ngày cùng em chơi đùa, thiếu chú , không gian ngôi nhà trở nên tẻ nhạt vô cùng. Em rất yêu quý chú mèo nhà em- một dũng sĩ diệt chuột tài ba.
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”.Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em.Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom.Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu.Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn.Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục.Chân chú như quả bí đao.Bốn chân nhỏ và thon.Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng.Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
Tôm rất thích đươc vuốt ve, chiều chuộng.Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng.Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm.Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi.Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại.Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm.Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp nệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng.Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn.Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò.Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
Tháng 10/1427, 15 vạn quân Minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.
- Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.
- Ngày 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.