Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc →vv→ là đại lượng xác định bởi công thức →p=m→vp→=mv→.
- Động lượng là một vec tơ cùng hướng với vận tốc của vật.
Định nghĩa : Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích của độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời của điểm đặt trên phương của lực.
* Biểu thức : A = F.s.cosα.
Trong hệ SI, đơn vị công là Jun (J): 1 Jun là công thực hiện bởi lực có cường độ 1N làm dời chỗ điểm đặt của lực 1m theo phương của lực.
Công phát động và công cản:
Công A là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số tùy thuộc vào dấu của cosα:
Nếu α nhọn thì A > 0 gọi là công phát động.
Nếu α tù thì A < 0 gọi là công cản.
Nếu α = π 2 thì A = 0.
Fđh = k|Δl| = k|l - l 0 | (1 điểm)
k là độ cứng của lò xo
l 0 là chiều dài tự nhiên của lò xo (1 điểm)
l là chiều dài của lò xo tại vị trí cần tính lực đàn hồi của lò xo
Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước:
\(f=\dfrac{a}{A}.100\%\)
Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức:
\(f\approx\dfrac{p}{p_{bh}}.100\%\)
Ý nghĩa độ ẩm tỉ đối cho ta biết mức độ ẩm của không khí. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
Độ ẩm tỉ đối f của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.
Ý nghĩa của độ ẩm tỉ đối: Độ ẩm tỉ đối cho biết mức độ ẩm của không khí tức còn bao nhiêu phần trăm nữa thì hơi nước trong không khí sẽ đạt đến giá trị bão hòa .
- Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động.
- Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này sinh công.
\(W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Trong đó: Wđ là động năng có đơn vị là Jun, ký hiệu (J)
m: khối lượng của vật (kg)
v: vận tốc của vật (m/s)